Ứng dụng probiotics trong kiểm soát bệnh đường ruột ở vật nuôi

Trước đây, các chất bổ sung trong thức ăn mang tính kháng khuẩn đã được sử dụng để kiểm soát nhiều bệnh vi khuẩn và ký sinh trùng ở các loài động vật nuôi. Tuy nhiên, như đã nói ở trên việc sử dụng các chất bổ sung có tính kháng khuẩn trong thức ăn bị cấm ở châu Âu năm 2006 đã dẫn tới sự gia tăng nguy cơ nhiễm các bệnh đường tiêu hóa. Trong số các động vật nuôi thì gia cầm (poultry) bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gia tăng bệnh xoắn khuẩn (spirochaetosis) đường ruột, bệnh nhiễm khuẩn E. coli (colibacillosis) và bệnh viêm hoại tử ruột. Những bệnh đường ruột do E. coli (ETEC) ở lợn cũng đã gia tăng. Do đó, việc kiểm soát và thay thế các biện pháp dự phòng cần được xây dựng.

Kiểm soát Salmonella trong chăn nuôi gà thịt giống

Như đã biết, chế phẩm probiotic là một dạng thức ăn thay thế, hoặc ”thực phẩm chức năng” có thể được sử dụng cho việc dự phòng (prophylaxis) ở động vật nuôi và con người. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm probiotic thương mại cho gia súc. Các sản phẩm probiotic thương mại hiện nay có thể chia làm hai loại, các sản phẩm có hoạt tính loại trừ cạnh tranh đã được xác định và các sản phẩm có hoạt tính loại trừ cạnh tranh chưa được xác định. Trong các sản phẩm có tính loại trừ cạnh tranh đã được xác định, các vi sinh vật tạo nên sản phẩm đã được xác định rõ ràng và có thể có chứa một loại hoặc nhiều loại vi sinh vật probiotic. Ngược lại, các sản phẩm có tính loại trừ cạnh tranh không xác định, là những sản phẩm mà các dịch nuôi cấy vi khuẩn có một phần hoặc hoàn toàn chưa được xác định thành phần loài. Ở cả hai loại chế phẩm probiotic thương mại này thì liều lượng sử dụng là yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả của chế phẩm. Liều khuyến cáo khác nhau của mỗi vi sinh vật trong các sản phẩm là do hoạt tính probioticvà những hạn chế của sản xuất công nghiệp. Liều được khuyến cáo thường nằm trong giới hạn 108 – 1010 CFU vi khuẩn/kg thức ăn.

Các sản phẩm có tính loại trừ cạnh tranh đầu tiên được phát triển bởi Nurmi và Rantala (1973) được chỉ định sử dụng cho gà. Sản phẩm này được sử dụng bằng cách dùng ống dẫn trực tiếp vào diều của gà con. Tuy nhiên, phương pháp này khá thủ công, khó áp dụng cho những người chăn nuôi hàng nghìn gia cầm. Vì thế, trong những năm qua các phương pháp tạo dạng viên, viên nang, bột nhão, bột và dạng hạt đã được phát triển để đưa các chế phẩm probiotic vào thức ăn gia súc. Đối với gia cầm, phương pháp được ưa thích khi sử dụng các sản phẩm probiotic là qua nước uống, mặc dù qua đường này có thể gặp phải vấn đề nảy sinh khi gà không chịu uống nước có chứa sản phẩm probiotic. Các hệ thống nhỏ giọt đã được phát triển để cải tiến phương pháp sử dụng probiotic ở gà con.

Kiểm soát hiệu quả bệnh đường ruột ở vật nuôi bằng chế phẩm BioOne StrongGut

Những hiểu biết về cơ chế hoạt động như nhân tố dự phòng của các chế phẩm probiotic trong đường ruột của vật chủ còn nhiều hạn chế, hiện tại vẫn chỉ là những phỏng đoán. Các cơ chế được nhiều nhà khoa học chấp nhận bao gồm: sự tiết các hợp chất kháng vi sinh vật (antimicrobial compound), tính cạnh tranh trong việc gắn vào các thụ thể của tế bào vật chủ, tính cạnh tranh các chất dinh dưỡng cần thiết và sự kích thích hệ thống miễn dịch của vật chủ. Bên cạnh đó, các bào tử sử dụng qua đường miệng, nảy mầm trong đường ruột của gà và có khả năng tạo ra các hợp chất kháng khuẩn sau khi bào tử nảy mầm trong đường ruột của vật chủ cũng đã được chứng minh bởi Cartman và cs năm 2008. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu chỉ ra được rõ ràng các hợp chất kháng khuẩn bởi những thí nghiệm in vitro đến in vivo.

Thực tế, probiotic hiện đã được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản, vì chúng giúp giảm dịch bệnh và tăng năng suất vật nuôi. Rất nhiều công thức probiotic được sử dụng cho vật nuôi, tuy nhiên chủ yếu vẫn là các vi khuẩn lactic, như EnterococcusLactobacillus, mặc dù BacillusStreptococcus cũng là thành phần của một số sản phẩm.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng ngoài các vi sinh vật gây bệnh bám dính vào các tế bào biểu mô và kiểm soát hoạt động của tế bào này, một số loài vi sinh vật cộng sinh cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào biểu mô. Bên cạnh đó, các nhân tố gây stress ở động vật bao gồm môi trường sống, dinh dưỡng, việc cai sữa, sự vận chuyển…cũng gây ức chế khả năng kháng bệnh và tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vật nuôi. Hơn nữa, sự sinh trưởng của một số vi khuẩn gây bệnh lại được kích thích bởi sự gia tăng của các hormone stress như norepinephrine và epinephrine. Vì vậy, cần có nhiều thông tin và những nghiên cứu thực nghiệm hơn nữa để xác định probiotic là nhân tố dự phòng hiệu quả ở vật nuôi.

(Nguồn: Nguyễn Văn Duy (Chủ biên), Công nghệ probiotic. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2015)

BioOne hiện có đầy đủ các sản phẩm probiotics đơn dòng và đa dòng đã được chứng minh rộng rãi có thể mang lại hiệu quả rõ rệt cho sức khỏe động vật nuôi.

– Các sản phẩm probiotics đơn dòng như: BioOne Probi (mang các chủng Bacillus sinh bào tử), BioOne Lactic (mang các chủng vi khuẩn lactic). Đây là dòng nguyên liệu vi sinh cao cấp, dùng làm nguyên liệu điều chế các chế phẩm men vi sinh, men tiêu hóa, Probiotic, chất bổ sung thức ăn chăn nuôi, chế phẩm xử lý môi trường dùng trong Thú y, Thủy sản và Môi trường.

– Các sản phẩm probiotics đa dòng cho hệ tiêu hóa động vật như: BioOne StrongGut (được phát triển chuyên biệt dùng riêng cho từng nhóm động vật: động vật thủy sản, gia súc gia cầm, gia súc ăn cỏ). Công dụng chính bao gồm: (1) Bổ sung các vi sinh vật sống và enzyme có lợi cho hệ tiêu hóa của động vật thủy sản (tôm, cá, ốc) và gia súc gia cầm (heo, bò, gà, vịt, dê,…); giúp vật nuôi tăng cường tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng; phát triển tốt và khỏe mạnh. (2) Phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột như bệnh tiêu chảy, phân trắng ở vật nuôi; phòng ngừa hội chứng chết sớm

– Các sản phẩm probiotics đa dòng cho làm sạch chuồng trại vật nuôi như: BioOne SuperClear. Công dụng chính bao gồm: (1) Làm sạch chuồng trại vật nuôi. (2) Phân hủy các chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tảo, làm sạch nhầy nhớt trong tầng đáy ao. (3) Chuyên cắt tảo và làm sạch nhớt bạt trong ao nuôi, ổn định màu nước. (4) Làm sạch nước, giảm mùi hôi thối, giảm khí độc, làm đáy ao sạch, ít bùn đen. (5) Tăng lượng oxy hòa tan trong nước.

Ứng dụng probiotics nhằm thay thế kháng sinh trong chăn nuôi

Sự ra đời của thuốc kháng sinh và việc sử dụng chúng trong điều trị các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhiễm trùng đã có những tác động lớn đến sức khỏe động vật và an sinh. Các chất kháng khuẩn mặc dù hiệu quả trong việc tiêu diệt các vi sinh vật mục tiêu gây nhiễm trùng nhưng cũng có những tác dụng phụ do làm thay đổi hệ vi sinh vật bản địa. Cụ thể, kháng sinh gây ra tiêu chảy là kết quả của sự mất cân bằng hệ vi sinh vật và thường là sự phát triển quá mức của các loài vi khuẩn đã hiện diện ở đường ruột.

Ngoài việc áp dụng trực tiếp trong kiểm soát nhiễm trùng, việc sử dụng thuốc kháng sinh nồng độ thấp trong thức ăn chăn nuôi đã cho thấy mối tương quan với tình trạng sức khỏe tốt hơn và cải thiện về hiệu suất chuyển đổi thức ăn (tăng cân hiệu quả) của vật nuôi. Vì thế, thuốc kháng sinh đã được sử dụng như “chất kích thích tăng trưởng” trong thức ăn chăn nuôi từ những năm 1940. Ngay từ khi bắt đầu có khái niệm về chất kích thích tăng trưởng, đã có một cuộc tranh luận của các nhà khoa học về việc sử dụng các chất kháng sinh ở nồng độ thấp như thế nào cho hợp lý và có hay không có sự gia tăng tính kháng kháng sinh của hệ vi khuẩn trong vật nuôi.

WHO cảnh báo tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi đang ở mức báo động

Những bằng chứng từ các kết quả nghiên cứu được thống kê trong năm thập kỷ qua cho thấy tính kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn ở động vật nuôi đã được công nhận là một vấn đề y tế cần được quan tâm trong ngành thú y. Việc sử dụng các chất kháng sinh ở động vật được coi là một yếu tố chính làm xuất hiện tính kháng kháng sinh của vi khuẩn. Tuy nhiên, vấn đề này nên được đặt trong bối cảnh việc sử dụng tự do không kiểm soát thuốc kháng sinh ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển nơi mà đang xuất hiện các tính kháng với các kháng sinh beta-lactam phổ rộng.

Trong những năm gần đây, mối quan tâm đến việc kích thích sinh trưởng nhờ các chất kháng sinh trong chăn nuôi đã dẫn đến sự hủy bỏ của nhiều hợp chất dự phòng và điều trị. Năm 2006, các chất kích thích sinh trưởng kháng khuẩn đã bị cấm trong thức ăn gia súc ở các quốc gia châu Âu (EU). Các phương pháp thay thế kháng sinh để điều trị các bệnh phổ biến ở vật nuôi cũng bắt đầu được quan tâm nhiều trong thời gian này do dịch bệnh gia tăng từ khi lệnh cấm ban hành. Một số phương pháp thay thế đã được sử dụng như phương pháp sử dụng vắc xin toàn phần (whole cell) hay vắc xin từng phần (sub-unit) trong điều trị bệnh tiêu chảy ở các động vật non hoặc động vật mới sinh do vi khuẩn E. coli. Các biện pháp an toàn sinh học đã được triển khai áp dụng trong đó bao gồm phương pháp hàng rào chăn nuôi, hạn chế tiếp cận với vật nuôi, kiểm soát sâu bọ, thay đổi luồng không khí và chế độ khử trùng tốt… Quá trình acid hóa của thức ăn cũng đã được chứng minh là làm giảm mầm bệnh. Ngoài ra, sự ức chế tác nhân gây bệnh thông qua các hoạt động của bản thân hệ vi sinh vật đường ruột của vật nuôi, thường được tăng cường bởi các prebiotic hoặc probiotic, là một lĩnh vực được các nhà khoa học rất quan tâm.

Kháng sinh được đánh giá là hiểm họa và trở ngại lớn của nông nghiệp Việt Nam

Các chất phụ gia trong thức ăn động vật (bao gồm cả nấm men và vi khuẩn) được kiểm soát nghiêm ngặt trong mạng lưới pháp luật của khối EU. Để một sản phẩm probiotic mới đạt đủ điều kiện với các quy định của EU hiện nay về các phụ gia trong thức ăn động vật thì thành phần của sản phẩm cần phải được xác định rõ ràng đến mức độ loài, dữ liệu về tính hiệu quả của sản phẩm cần phải được cung cấp, yêu cầu sản phẩm không ảnh hưởng tới các loài động vật đích (như: không có tác dụng bất lợi cho sức khỏe hoặc hoạt động của động vật…) và an toàn với người tiêu thụ cuối cùng. Ngoài ra, một sản phẩm probiotic mới cần đáp ứng yêu cầu không có bất cứ yếu tố nào quyết định tính đề kháng với các chất kháng khuẩn.

(Nguồn: Nguyễn Văn Duy (Chủ biên), Công nghệ probiotic. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2015)

BioOne hiện có đầy đủ các sản phẩm probiotics đơn dòng và đa dòng đã được chứng minh rộng rãi có thể mang lại hiệu quả rõ rệt cho sức khỏe động vật nuôi.

– Các sản phẩm probiotics đơn dòng như: BioOne Probi (mang các chủng Bacillus sinh bào tử), BioOne Lactic (mang các chủng vi khuẩn lactic). Đây là dòng nguyên liệu vi sinh cao cấp, dùng làm nguyên liệu điều chế các chế phẩm men vi sinh, men tiêu hóa, Probiotic, chất bổ sung thức ăn chăn nuôi, chế phẩm xử lý môi trường dùng trong Thú y, Thủy sản và Môi trường.

– Các sản phẩm probiotics đa dòng cho hệ tiêu hóa động vật như: BioOne StrongGut (được phát triển chuyên biệt dùng riêng cho từng nhóm động vật: động vật thủy sản, gia súc gia cầm, gia súc ăn cỏ). Công dụng chính bao gồm: (1) Bổ sung các vi sinh vật sống và enzyme có lợi cho hệ tiêu hóa của động vật thủy sản (tôm, cá, ốc) và gia súc gia cầm (heo, bò, gà, vịt, dê,…); giúp vật nuôi tăng cường tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng; phát triển tốt và khỏe mạnh. (2) Phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột như bệnh tiêu chảy, phân trắng ở vật nuôi; phòng ngừa hội chứng chết sớm

– Các sản phẩm probiotics đa dòng cho làm sạch chuồng trại vật nuôi như: BioOne SuperClear. Công dụng chính bao gồm: (1) Làm sạch chuồng trại vật nuôi. (2) Phân hủy các chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tảo, làm sạch nhầy nhớt trong tầng đáy ao. (3) Chuyên cắt tảo và làm sạch nhớt bạt trong ao nuôi, ổn định màu nước. (4) Làm sạch nước, giảm mùi hôi thối, giảm khí độc, làm đáy ao sạch, ít bùn đen. (5) Tăng lượng oxy hòa tan trong nước.

Ứng dụng probiotics trong chăn nuôi

Đối tượng của probiotic được mở rộng từ người sang động vật bằng việc phát triển các dạng thức ăn tăng cường (fortified feed) hệ vi sinh vật đường ruột có lợi cho động vật. Cũng như ở người, hệ vi sinh vật trong đường ruột của động vật đóng vai trò quan trọng trong các quá trình tiêu hóa và duy trì sức khỏe của động vật. Các chế phẩm probiotic có thể giúp cải thiện cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột của động vật chủ. Đã có nhiều công bố về khả năng cải thiện năng suất vật nuôi bởi sự tăng trọng hàng ngày, tăng sản xuất sữa ở bò sữa, cải thiện sức khỏe ở bê con và thúc đẩy sự tăng trưởng ở gà nhờ sử dụng các chế phẩm probiotic thương mại cho động vật nuôi.

Heo mau lớn và khỏe mạnh hơn với BioOne Probi

Việc sử dụng các chế phẩm probiotic ở các động vật nuôi giúp khôi phục lại hoặc thay đổi theo hướng có lợi về hệ vi sinh vật cho các động vật non hoặc giúp cho các động vật bị điều trị kháng sinh có khả năng đề kháng tốt hơn. Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của một hệ vi sinh vật “bình thường” và vai trò của nó trong việc kháng bệnh đường ruột.

Những lợi ích về sức khỏe cho vật nuôi của các chế phẩm probiotic bao gồm:

  • Cải thiện tiêu hóa
  • Cải thiện tỷ lệ chuyển hóa thức ăn
  • Tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm trùng
  • Giảm ô nhiễm thịt
  • Tăng tốc độ tăng trưởng
  • Kiểm soát toan acid dạ cỏ ở gia súc
  • Tăng sản lượng sữa ở bò sữa
  • Tăng sản lượng trứng ở gà đẻ trứng
  • Cải thiện chất lượng trứng ở gà đẻ trứng
  • Giảm tỷ lệ chết/nhiễm bệnh ở vật nuôi

Đã có nhiều nghiên cứu giải thích cơ chế tác động của probiotic đối với các tác nhân gây bệnh ở động vật nuôi bao gồm: cạnh tranh vị trí bám gắn, cạnh tranh nguồn dinh dưỡng, sản sinh các hợp chất độc, hoặc kích thích hệ thống miễn dịch. Chế phẩm probiotic cung cấp cho động vật các nguồn dinh dưỡng bổ sung và các enzyme tiêu hóa. Chúng có thể kích thích sự tổng hợp các vitamin nhóm B và tăng cường sự sinh trưởng của các vi khuẩn kỵ khí tùy tiện không gây bệnh và các vi khuẩn Gram dương bằng cách tạo ra các hợp chất ức chế như các acid béo dễ bay hơi (volatile fatty acid) và hydrogen peroxide, những chất này ức chế sinh trưởng của các vi khuẩn có hại, làm tăng cường sức đề kháng của vật chủ với các tác nhân gây bệnh đường ruột. Đồng thời, chế phẩm probiotic còn kích thích sự hấp thu trực tiếp của các chất hữu cơ hòa tan nhờ vi khuẩn, và tăng cường đáp ứng miễn dịch kháng lại các vi sinh vật gây bệnh.

Đàn vịt chống lại được nhiều dịch bệnh khi sử dụng BioOne StrongGut

Phạm vi ứng dụng của các sản phẩm có chứa vi khuẩn probiotic để sản xuất thức ăn cho các động vật là rất khác nhau; điển hình chúng được phát triển và sử dụng ở các động vật có dạ dày đơn như heo (lợn) và gia cầm. Việc sử dụng probiotic ở các động vật ăn cỏ (nhai lại) thường phức tạp hơn và phụ thuộc vào mục đích sử dụng cụ thể như nhằm để chống lại hiện tượng toan acid, hoặc thay đổi tỷ lệ thức ăn: trọng lượng, giảm nguy cơ mắc bệnh, hoặc giảm sự sản sinh khí methane.

Chuồng trại động vật ăn cỏ được làm sạch mùi và thức ăn dư thừa với BioOne SuperClear

Các ứng dụng cụ thể của probiotic trong chăn nuôi sẽ lần lượt được phân tích, bao gồm:

Ứng dụng probiotic nhằm thay thế kháng sinh trong chăn nuôi

Ứng dụng probiotic trong kiểm soát bệnh đường ruột ở vật nuôi

Ứng dụng probiotic cho gia cầm

– Ứng dụng probiotic cho heo

– Ứng dụng probiotic cho động vật ăn cỏ

– Ứng dụng probiotic cho động vật thủy sản

(Nguồn: Nguyễn Văn Duy (Chủ biên), Công nghệ probiotic. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2015)

BioOne hiện có đầy đủ các sản phẩm probiotics đơn dòng và đa dòng đã được chứng minh rộng rãi có thể mang lại hiệu quả rõ rệt cho sức khỏe động vật nuôi.

– Các sản phẩm probiotics đơn dòng như: BioOne Probi (mang các chủng Bacillus sinh bào tử), BioOne Lactic (mang các chủng vi khuẩn lactic). Đây là dòng nguyên liệu vi sinh cao cấp, dùng làm nguyên liệu điều chế các chế phẩm men vi sinh, men tiêu hóa, Probiotic, chất bổ sung thức ăn chăn nuôi, chế phẩm xử lý môi trường dùng trong Thú y, Thủy sản và Môi trường.

– Các sản phẩm probiotics đa dòng cho hệ tiêu hóa động vật như: BioOne StrongGut (được phát triển chuyên biệt dùng riêng cho từng nhóm động vật: động vật thủy sản, gia súc gia cầm, gia súc ăn cỏ). Công dụng chính bao gồm: (1) Bổ sung các vi sinh vật sống và enzyme có lợi cho hệ tiêu hóa của động vật thủy sản (tôm, cá, ốc) và gia súc gia cầm (heo, bò, gà, vịt, dê,…); giúp vật nuôi tăng cường tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng; phát triển tốt và khỏe mạnh. (2) Phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột như bệnh tiêu chảy, phân trắng ở vật nuôi; phòng ngừa hội chứng chết sớm

– Các sản phẩm probiotics đa dòng cho làm sạch chuồng trại vật nuôi như: BioOne SuperClear. Công dụng chính bao gồm: (1) Làm sạch chuồng trại vật nuôi. (2) Phân hủy các chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tảo, làm sạch nhầy nhớt trong tầng đáy ao. (3) Chuyên cắt tảo và làm sạch nhớt bạt trong ao nuôi, ổn định màu nước. (4) Làm sạch nước, giảm mùi hôi thối, giảm khí độc, làm đáy ao sạch, ít bùn đen. (5) Tăng lượng oxy hòa tan trong nước.