05 sản phẩm BioOne mới nhất được Tổng cục thủy sản chấp thuận lưu hành

Với mục tiêu phấn đấu tiên phong trở thành doanh nghiệp cung cấp sản phẩm probiotics nguyên liệu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thuỷ sản, thú y, nông nghiệp và xử lý môi tường, Công ty Cổ phần Sinh phẩm BioOne luôn chú trọng nghiên cứu – phát triển, sản xuất – kinh doanh và tư vấn – đào tạo về chế phẩm vi sinh với chất lượng cao nhất và giá thành tốt nhất. Nhằm giới thiệu các sản phẩm rộng rãi hơn tới các đơn vị, đối tác sử dụng trên thị trường cũng như khẳng định những cam kết chất lượng sản phẩm, BioOne đã triển khai kiểm nghiệm mẫu tại các phòng thí nghiệm độc lập uy tín và gửi các thông tin sản phẩm theo yêu cầu đến Tổng cục thuỷ sản để đăng ký lưu thông trên thị trường. Kết quả mới nhất có 05 sản phẩm đại diện cho các nhóm sản phẩm chủ lực của BioOne được Tổng cục Thuỷ sản chứng nhận đã đăng ký lưu hành trên thị trường và được cấp Mã số tiếp nhận cụ thể cho từng sản phẩm, bao gồm:
BioOne Probi (03003072): Lợi khuẩn đơn dòng Bacillus (Xem chi tiết)
BioOne StrongGut (01003069): Men tiêu hóa Khỏe ruột (Xem chi tiết)
BioOne SuperClear (02003070): Xử lý nước Siêu sạch (Xem chi tiết)
BioOne Blend Enzyme (03003073): Phức hệ enzyme hiệu quả (Xem chi tiết)
BioOne Degreen (02003071): Cắt tảo chuyên nghiệp (Xem chi tiết)

01. BIOONE PROBIMen vi sinh Probiotics đơn dòng dùng cho Thuỷ sản, Chăn nuôi thú y, Nông nghiệp và Môi trường
• Mã số tiếp nhận: 03003072

• Chỉ tiêu chất lượng: Bacillus spp. (Bacillus subtilis) (Min): 1,0 x 108 CFU/g
• Công dụng: Làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm men vi sinh, men tiêu hoá, probiotics, chất bổ sung thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học, thuốc; dùng cho thuỷ sản, chăn nuôi, thú y, nông nghiệp và môi trường.
– Ứng dụng Bacillus spp. trong chăn nuôi: khi vật nuôi ăn thức ăn có trộn Bacillus spp. các lợi khuẩn này sẽ bắt đầu phát triển, bào tử nảy mầm và chuyển hoá sản sinh các enzyme (đặc biệt là protease, amylase, lipase…) giúp quá trình tiêu hoá các hợp chất hữu cơ diễn ra nhanh chóng hơn, làm tăng tỉ lệ chuyển hoá thức ăn, giảm lượng Nitơ thải ra môi trường. Đồng thời Bacillus spp. tiết ra các chất kháng khuẩn tại đường ruột vật nuôi, gây ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh khác giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy, nâng cao hệ miễn dịch, giảm nguy cơ phụ thuộc kháng sinh, dư thừa kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi.
– Ứng dụng Bacillus spp. trong chế phẩm probiotics xử lý môi trường: Bacillus spp. có thể tiết ra enzyme protease, cùng khả năng canh tranh nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan với các vi sinh vật gây thối nên thường được dùng để phân hủy chất hữu cơ, ủ phân, khử mùi hôi thối từ quá trình phân huỷ, làm giảm lượng H2S và các độc tố tích tụ, đồng thời được ứng dụng rộng rãi trong xử lý đáy ao nuôi thủy sản, bể xử lý nước thải kỵ khí, hầm tự hoại.

02. BIOONE STRONGGUT – Men vi sinh tiêu hoá sống đa dòng dùng cho vật nuôi (gia súc, gia cầm, động vật thuỷ sản)

• Mã số tiếp nhận: 01003069

• Chỉ tiêu chất lượng: Bacillus spp. (Bacillus subtilis) (Min): 1,0 x 107 CFU/g; Lactobacillus spp. (Lactobacillus plantarum, Lactobacillus acidophilucs) (Min): 1,0 x 106 CFU/g; Protease (Min): 3,60 U/g; Amylase (Min): 30,00 U/g
• Công dụng:
– Ổn định hệ vi sinh vật đường ruột, tăng số lượng vi sinh vật và enzyme có lợi cho hệ tiêu hoá của vật nuôi (gia súc, gia cầm, động vật thuỷ sản) giúp vật nuôi tiêu hoá tốt thức ăn, hấp thụ nhanh chất dinh dưỡng và phát triển tốt, ức chế sự sinh trưởng của các vi sinh vật có hại;
– Phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột như bệnh tiêu chảy, phân trắng, tăng sức đề kháng từ đó giảm việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, hạn chế tồn dư kháng sinh trong thành phẩm; giảm công và chi phí thuốc men trong chữa trị bệnh.

03. BIOONE SUPERCLEAR – Men vi sinh siêu sạch đa dòng dùng cho xử lý môi trường ao nuôi thuỷ sản và chuồng trại chăn nuôi

• Mã số tiếp nhận: 02003070

• Chỉ tiêu chất lượng: Bacillus spp. (Bacillus subtilis, Bacillus licheiformis) (Min): 1,0 x 108 CFU/g; Protease (Min): 0,36 U/g; Amylase (Min): 56,00 U/g
• Công dụng:
Chế phẩm sinh học nên được sử dụng ngay trong quá trình cải tạo ao vì sau quá trình diệt tạp, sản phẩm giúp phục hồi sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi trong nước và tái tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho ao (đặc biệt là những ao tôm, cá giống). Với ưu thế có thể sử dụng trong quá trình nuôi, sự hoạt động của các vi sinh vật có lợi sẽ mang lại tác dụng cho ao nuôi thủy sản như: sản phẩm chứa các enzyme có khả năng thủy phân mạnh (protease, amylase, cellulase), giúp phân giải các chất hữu cơ tồn dư từ nguồn thức ăn dư thừa, phân tôm, nguồn hữu cơ gây ô nhiễm, xác tảo (tinh bột, cellulose, protein…), làm giảm hiện tượng phú nhưỡng hóa do sự phát triển của các nhóm tảo;
– Giảm các độc tố trong môi trường nước (do các chất khí: NH3, H2S… phát sinh), giúp giảm mùi hôi trong nước, đáy ao sạch, ít bùn đen giúp tôm cá phát triển tốt;
– Ức chế sự hoạt động và phát triển của vi sinh vật có hại (do các loài vi sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh thức ăn và tranh giành vị trí bám với vi sinh vật có hại), giúp gia tăng về thành phần, mật độ của nhóm vi sinh vật có lợi, kìm hãm, ức chế, lấn át sự phát triển của vi sinh vật có hại, do đó sẽ hạn chế được mầm bệnh phát triển gây bệnh cho tôm cá;
– Giúp ổn định độ pH của nước, ổn định màu nước do vi sinh vật hấp thu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước nên hạn chế tảo phát triển nhiều, giúp giảm chi phí thay nước. Đồng thời làm tăng oxy hòa tan trong nước, giúp tôm cá đủ oxy để thở, khỏe mạnh, ít bệnh, ăn nhiều, mau lớn;
– Nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hình thức nuôi trồng thủy sản (tăng hiệu quả sử dụng thức ăn; tôm cá mau lớn giúp rút ngắn thời gian nuôi, tăng tỷ lệ sống và tăng năng suất do tôm cá nuôi ít bị hao hụt; tôm cá nâng cao miễn dịch giúp giảm chi phí sử dụng thuốc và hóa chất trong điều trị bệnh; giảm chi phí thay nước…).

04. BIOONE DEGREEN – Men vi sinh chuyên cắt tảo cho ao nuôi thuỷ sản

• Mã số tiếp nhận: 02003071

• Chỉ tiêu chất lượng: Bacillus spp. (Bacillus subtilis, Bacillus licheiformis) (Min): 1,0 x 107 CFU/g; Protease (Min): 0,68 U/g; Amylase (Min): 100,00 U/g
• Công dụng:
– Chuyên cắt tảo và làm sạch nhớt bạt trong ao nuôi, ổn định màu nước;
– Các chế phẩm men vi sinh cắt tảo chứa các thành phần lợi khuẩn Bacillus spp., nấm men (Saccharomyces cerevisias) và các enzyme có khả năng thuỷ phân mạnh (amylase, cellulase, protease, xylanase…) giúp phân giải các chất hữu cơ tồn dư từ nguồn thức ăn dư thừa, phân tôm, nguồn hữu cơ gây ô nhiễm, xác tảo (tinh bôt, cellulose, protein…) làm giảm mạnh hiện tượng phú nhưỡng hoá do sự phát triển của các nhóm tảo. Đồng thời, sự gia tăng về thành phần, mật độ của nhóm vi sinh vật có lợi cũng làm giảm rõ rệt mật độ các tảo gây độc và vi sinh vật gây bệnh thông qua cạnh tranh nguồn dinh dưỡng, giúp quản lý chất lượng nước ao nuôi, hạn chế phát sinh khí NH3 và NO2 gây độc, tăng cường lượng oxy hoà tan trong nước, ổn định môi trường nước, đáy ao sạch, ít bùn đen, cân bằng pH…

05. BIOONE BLEND ENZYME – Phức hệ enzyme hiệu quả cho xử lý môi tường ao nuôi thuỷ sản và chuồng trại chăn nuôi

• Mã số tiếp nhận: 03003073

• Chỉ tiêu chất lượng: Protease (Min): 75,00 U/g; Amylase (Min): 600,00 U/g
• Công dụng:
– Trong bổ sung thức ăn thủy sản: động vật thủy sản thường thiếu một số enzyme tiêu hóa quan trọng trong giai đoạn còn nhỏ hoặc trong suốt chu kỳ nuôi. Thành phần thức ăn, ngoài các dưỡng chất còn có nhiều chất khó tiêu hóa (như cellulose, xylan…), thậm chí cản trở quá trình tiêu hóa, trong khi hàm lượng và loại enzyme nội tại cơ thể động vật thủy sản không thể đáp ứng quá trình phân hủy này. Việc bổ sung các enzyme trong thức ăn hàng ngày có thể cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng, rút ngắn thời gian nuôi, giảm các bệnh về đường ruột, giảm chi phí thức ăn và sự bài tiết chất dinh dưỡng vào môi trường. Cụ thể, enzyme giúp:
+ Giảm độ nhớt trong tiêu hóa;
+ Tăng cường tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất béo và đạm;
+ Cải thiện giá trị năng lượng trao đổi của chế độ ăn;
+ Giảm thải amoniac;
+ Cải thiện khả năng tiêu hóa dinh dưỡng.
– Trong xử lý nước và đáy ao nuôi: enzymes đóng vai trò là chất xúc tác để đẩy nhanh các phản ứng sinh hóa trong đất và nước ao nuôi. Khi được đưa vào nước hoặc rải trên bề mặt đáy ao, enzymes đóng vai trò làm chất xúc tác cho việc phân giải nhiều hợp chất hữu cơ (chẳng hạn như phân thải tôm, cá, tảo chết và thức ăn thừa…). Hỗ trợ bẻ gãy các chất rắn lơ lững (tách các chất keo tụ), giảm thiểu sự tích lũy chất thải rắn, phân giải các chất dinh dưỡng phức hợp giúp phóng thích các chất dinh dưỡng hoà tan.
BioOne với sứ mệnh “Vì một nền nông nghiệp bền vững và môi trường sống tốt đẹp hơn cho người Việt Nam”, cam kết các sản phẩm mang đến sự hài lòng và an toàn sức khoẻ cho vật nuôi, môi trường.

Sử dụng chế phẩm sinh học bổ sung enzyme để đảm bảo nuôi trồng thủy sản bền vững

            Trong nuôi trồng thủy sản, các hình thức nuôi đặc biệt là thâm canh thường dẫn đến việc hình thành và tích lũy chất hữu cơ ngày càng cao (phần lớn từ thức ăn dư thừa do thủy sản không thể tiêu hóa hết) làm ô nhiễm chất lượng nước và đáy ao nuôi do sự tích lũy các chất độc trong ao như ammonia, nitrite và hydrogen sulfide. Điều này làm thay đổi thành phần vi khuẩn trong đất và nước ao nuôi, làm gia tăng sự có mặt các vi khuẩn gây bệnh, gây ra dịch bệnh cho tôm cá nuôi, ảnh hưởng lớn đến năng suất các vụ nuôi. Do đó, tìm ra các giải pháp để cải thiện chất lượng nước, đất trong ao nuôi thủy sản cũng như tăng khả năng phân giải, sử dụng và hấp thụ hiệu quả thức ăn được xem là nhiệm vụ hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản bền vững.

 Một trong những giải pháp hữu hiệu được người nuôi trồng thủy sản áp dụng phổ biến trong những năm gần đây là sử dụng chế phẩm sinh học bổ sung enzyme.

Enzyme là gì?

Enzyme là một loại protein trong hệ thống sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống. Đặc điểm cơ bản của enzyme là chất  xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng. Chúng tham gia vào tất cả các loại hình đồng hóa và dị hóa của quá trình tiêu hóa và trao đổi chất.

Một số enzyme có thể hoạt động tốt trong những môi trường khác biệt trong khi một số vi sinh vật lại bị hạn chế bởi môi trường sống (yếu tố pH, oxy,…), thậm chí chúng có thể hoạt động tốt ngay cả khi môi trường đó thay đổi khắc nghiệt, chẳng hạn protease có thể hoạt động hiệu quả giữa pH 4 đến 11 ở nhiệt độ 20 đến 70oC, lợi thế này giúp bảo quản hoạt độ enzyme và tái sử dụng nó.

Ứng dụng trực tiếp enzyme trong nuôi trồng thủy sản

  • Trong xử lý nước và đáy ao nuôi

Trực  tiếp sử dụng enzyme và vi sinh có lợi trong ao nuôi chính là cách tiếp cận thân thiện môi trường, giúp giảm thiểu các loài vi khuẩn gây bệnh, gia tăng quá trình khoáng hóa hữu cơ và loại bỏ các chất thải không mong muốn thông qua một số enzyme đặc hiệu – Phương pháp này được gọi là “Sự điều chỉnh sinh học” – “Bioremediation”.

Trong tiến trình điều chỉnh sinh học, enzyme đóng vai trò là chất xúc tác để đẩy nhanh các phản ứng sinh hóa trong đất và nước ao nuôi. Khi được đưa vào nước hoặc rải trên bề mặt đáy ao, enzyme sẽ có khả năng phân hủy nhiều hợp chất hữu cơ có mặt trong ao nuôi tôm cá.

Các loại enzyme sử dụng trong nuôi thủy sản

Các loại enzyme sử dụng trong nuôi thủy sản Chất xúc tác của enzyme (Substrate)
Amylase Tinh bột – Starch
β-Glucosidase β-Glucoside
Cellulase Cellulose
Lipase Chất béo Lipid
Protease Protein
Xylanase Xylan, Hemicellulose
Pectinase Pectin

Enzyme cũng được sản xuất tự nhiên do vi sinh vật tiết ra (enzyme ngoại bào), chẳng hạn như cellulose, protease và amylase được sản xuất trong quá trình lên men hiếu khí các chất hữu cơ bởi vi sinh vật, ví dụ một số loài Bacillus. Các chủng Bacillus thường thấy trong nền đáy ao nuôi và cũng có thể đưa vào ao nuôi để thực hiện quá trình điều chỉnh sinh học – Bioremediation. Một số Bacillus sp. có khả năng phân hủy hợp chất ni tơ cũng như các enzyme tiết ra bởi các loài Bacillus sp. này có thể giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ và các sản phẩm độc như ammonia.

Amylase phân giải tinh bột

Lợi ích của phương pháp “Điều chỉnh sinh học” – Bioremediation

Enzyme có khả năng ổn định các chất hữu cơ trong đất và có thể được sử dụng một cách hiệu quả để quản lý chất lượng đất và một số điều kiện nuôi cho các loài nuôi thủy sản. Không có một loại enzyme đặc hiệu nào có thể có hiệu quả cho mọi tác dụng mà thường phải phối trộn hỗn hợp các enzyme để đạt hiệu quả cao nhất trong điều chỉnh sinh học cho ao nuôi thủy sản. Tính hiệu quả này đòi hỏi hỗn hợp enzyme phối trộn phải đáp ứng:

– Xúc tác cho việc phân giải các chất hữu cơ (chẳng hạn như phân thải tôm, cá, tảo chết và thức ăn thừa…);

– Bẻ gãy các chất rắn lơ lững (tách các chất keo tụ), giảm thiểu sự tích lũy chất thải;

– Giảm chất thải rắn;

– Phân hủy các chất dinh dưỡng phức hợp;

– Phóng thích các chất dinh dưỡng hòa tan.

Nhiều enzyme có khả năng mạnh trong việc phân hủy các chất thải cũng như giảm nhanh quá trình kỵ khí của đáy ao. Chúng gia tăng quá trình phân giải hữu cơ, bao gồm thức ăn thừa, tảo chết, đất khoáng, phân thải và các vi sinh vật gây bệnh trong đất nơi bị kỵ khí. Tuy nhiên, hầu hết quá trình “Điều chỉnh sinh học” xúc tác bởi enzyme đều có sự hiện diện quan trọng của các vi sinh vật có lợi. Enzyme đẩy nhanh tiến trình vi sinh bằng cách giúp bẻ gãy các phân tử lớn của chất thải vì thể tạo bề mặt tiếp xúc lớn hơn cho vi sinh vật có lợi tiếp tục tiến trình phân giải và lên men của chúng. Hiệu quả của tiến trình này có thể thấy rõ thông qua chất lượng nước và chất lượng đất tốt hơn.

Như vậy việc phối hợp các enzyme (amylase, xylanase, cellulase, protease) và vi khuẩn tạo enzyme (chẳng hạn Bacillus sp.) gia tăng tiến trình tiền tiêu hóa các chất dinh dưỡng phức hợp và thúc đấy việc phóng thích các chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa hơn. Điều này giúp giảm tích lũy chất thải và hữu cơ trong ao cũng như hạn chế quá trình yếm khí ở đáy ao, vì thế cải thiện điều kiện nuôi cho tôm cá.

Việc bổ sung các enzyme trong thức ăn hàng ngày có thể cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng, rút ngắn thời gian nuôi, giảm các bệnh về đường ruột ở tôm
  • Trong bổ sung thức ăn thủy sản

Động vật thủy sản thường thiếu một số enzyme tiêu hóa quan trọng trong giai đoạn còn nhỏ hoặc trong suốt chu kỳ nuôi. Thành phần thức ăn, ngoài các dưỡng chất còn có nhiều chất khó tiêu hóa (như cellulose, xylan…), thậm chí cản trở quá trình tiêu hóa, trong khi hàm lượng và loại enzyme nội tại cơ thể động vật thủy sản không thể đáp ứng quá trình phân hủy này. Việc bổ sung các enzyme trong thức ăn hàng ngày có thể cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng, rút ngắn thời gian nuôi, giảm các bệnh về đường ruột, giảm chi phí thức ăn và sự bài tiết chất dinh dưỡng vào môi trường. Cụ thể, enzyme giúp:  

  • Giảm độ nhớt trong tiêu hóa;
  • Tăng cường tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất béo và đạm;
  • Cải thiện giá trị năng lượng trao đổi của chế độ ăn;
  • Giảm thải amoniac;
  • Cải thiện khả năng tiêu hóa dinh dưỡng.

Để tạo nên tác dụng toàn diện và vượt trội thì cần bổ sung cả enzyme và probiotics (vi sinh vật có lợi) bởi giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ. Enzyme sẽ giúp thức ăn được cắt nhỏ và phân ra thành dạng nhũ tương dễ hấp thu vào máu. Probiotics giúp đường ruột khỏe mạnh và khi đường ruột khỏe mạnh thì việc hấp thu diễn ra dễ dàng hơn. Nếu thiếu enzyme, thức ăn không được tiêu hóa, thành ruột không hấp thu được, thức ăn sẽ ứ đọng trong ruột, sinh ra các chất độc tiêu diệt các vi khuẩn có ích trong ruột. Hoặc ngược lại, khi đường ruột mất cân bằng sinh học, thiếu các chủng vi khuẩn có lợi,  cũng gây nên hiện tượng giảm tiết một số loại enzyme gây cản trở tiêu hóa…

Công ty CP Sinh phẩm BioOne hiệncó sản phẩm BioOne Blend Enzyme (Phức hệ enzyme hiệu quả) với 02 loại chính:

  • Enzyme Blend BioOne 1X;
  • Enzyme Blend BioOne 3X.

Thành phần: Protease, amylase, cellulase, xylanase, pectinase, tá dược vừa đủ.

Công dụng: Làm nguyên liệu điều chế các chế phẩm enzyme tiêu hóa, chất bổ sung thức ăn chăn nuôi, chế phẩm xử lý môi trường trong thú y, thủy sản và môi trường.

            Ngoài ra BioOne còn cung cấp các sản phẩm probiotics đa dòng (Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Lactobacillus plantarum…) bổ sung enzyme cho hệ tiêu hóa động vật BioOne Strong Gut, làm sạch chuồng trại BioOne SuperClear, chuyên cắt tảo BioOne DeGreen nhằm mang đến sự lựa chọn đa dạng với nhu cầu và mục đích sử dụng của quý khách hàng.

            Men vi sinh BioOne cam kết mang đến sự hài lòng và an toàn sức khỏe cho vật nuôi.

Tôm có hệ đường ruột khỏe nhờ sử dụng chế phẩm sinh học

                                                                                                                         

Kiểm soát tảo độc trong ao nuôi tôm bằng các chế phẩm cắt tảo BioOne DeGreen

Trong quá trình nuôi tôm thâm canh với mật độ cao như hiện nay tại Việt Nam, yếu tố đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của đàn tôm cũng như sản lượng và chất lượng sau khi thu hoạch chính là chất lượng nguồn nước nuôi. Bên cạnh tình trạng nhiễm độc NH3 và NO2, sự mất cân bằng thành phần và mật độ các loài tảo cũng như sự phát triển mạnh mẽ của các loài tảo độc ngay trong ao nuôi khiến chất lượng nguồn nước nuôi không đảm bảo cho sự  sinh trưởng và phát triển của đàn tôm nuôi do ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp của tôm.

cattao.jpg

Trong ao nuôi, tảo là thành phần không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng: là mắc xích đầu tiên của chuỗi thức ăn và là nguồn cung cấp khí oxy chính cho sự hô hấp của tôm. Bên cạnh đó, sự phát triển ưu thế của các loài tảo có lợi giúp giảm độ trong của nước tới mức độ thích hợp cho quá trình sinh trưởng của tôm nuôi, hấp thu nguồn dinh dưỡng dư thừa, khống chế sự phát triển của các loài tảo gây độc và vi sinh vật gây hại nhờ vào cạnh tranh dinh dưỡng, đảm bảo sự cân bằng của hệ sinh thái thủy vực,… Sự phong phú và đa dạng về loài của tảo trong ao nuôi thường thấp hơn tự nhiên và chịu sự ảnh hưởng của quy luật ưu thế: trong môi trường nghèo dinh dưỡng thường có thành phần loài đa dạng nhưng số lượng cá thể không cao, hệ sinh thái ao nuôi tương đối cân bằng và ổn định. Tuy nhiên, nguồn dinh dưỡng dư thừa quá lớn lại là điều kiện cho các tảo gây độc và vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Hiện tượng nở hoahay phú nhưỡng hóa xuất hiện làm giảm oxy trong nước, gia tăng độc đố, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp, sức khỏe và khả năng đề kháng của tôm. Do đó việc kiểm soát mật độ tảo phù hợp, kích thích các loài tảo có lợi phát triển chiếm ưu thế, hạn chế tảo gây hại phát triển cần phải chú trọng, quản lý một cách chặt chẽ nhằm đảm bảo dưỡng khí trong nước, tạo điều kiện tốt nhất cho môi trường ao nuôi.

Các loài tảo phổ biến trong hồ nuôi tôm bao gồm: Tảo lục (Scenedesmus sp., Chlorella sp., Nannochloropsis sp.,…), tảo khuê (hay còn gọi là tảo silic) là những loại tảo có lợi do không chứa độc tố; Tảo lam (Nostoc sp., Anabaena sp., Oscillatoria sp.,…), tảo giáp và tảo mắt là nhóm tảo gây hại, khi chúng phát triển chiếm ưu thế sẽ gây hiện tượng nở hoa làm gia tăngđộ nhớt của nước, bọt nổi khó tan xuất hiện, sản sinh nhiều chất độc.

Một số loài tảo có lợi trong ao nuôi

N và P dư thừa lớn trong ao nuôi tôm tạo điều kiện cho tảo lam phát triển mạnh, gây thiếu oxy, chất nhờn do tảo lam tiết vào nước gây tắc nghẽn mang tôm. Trong điều kiện dư thừa nhiều chất hữu cơ trong nước, tảo mắt tăng sinh khối rất nhanh, ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong ao và làm nhiễm bẩn thêm môi trường nước ao. Tảo giáp xuất hiện và phát triển nhiều là biểu hiện của nước trong ao nuôi bị ô nhiễm. Tôm không tiêu hóa được loài tảo này do chúng có vách tế bào cứng, một số trường hợp tôm bị tắc nghẽn đường ruột hoặc phân bị đứt đoạn do có quá nhiều tảo giáp trong ruột. Sự xuất hiện với mật độ cao của loài tảo này thường dẫn đến tôm nổi đầu về đêm và lúc sáng sớm do thiếu oxy trong nước, nước ao bị phát sáng, ảnh hưởng nhiều đến tập tính sống của tôm nuôi.

Một số loài tảo gây độc trong ao nuôi

Các loài tảo độc gây ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến thủy sản nuôi trồng do sự phát triển của chúngảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi: làm giảm mạnh lượng oxy hòa tan cung cấp cho quá trình hô hấp,độc tố do chúng tiết ra gây hoại tử gan, đồng thời làm giảm khả năng miễn dịch khiến tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Nguyên nhân chính làm nhóm tảo này phát triển mạnh trong ao nuôi là do ô nhiễm hữu cơ:nguồn thức ăn dư thừa tích tụ, phân tôm tích lũy trong suốt vụ nuôi, nền đáy không được cải tạo kỹ lưỡng trước khi bắt đầu vụ nuôi mới, thời tiết thay đổi thất thường (nắng nóng hoặc mưa kéo dài).

Nhằm kiểm soát một cách tốt nhất sự phát triển của các nhóm tảo gây độc này, các biện pháp vật lý và sinh học được xem là phương pháp phòng chống cũng như xử lý ô nhiễm và hiện tượng phú nhưỡng hóa mang lại hiệu quả cao và an toàn. Người nuôi cần tuân thủ một số biện pháp trong quá trình nuôi để kiểm soát tảo độc phát triển quá mức như: cải tạo ao đúng quy trình kỹ thuật, bố trí quạt nước hợp lý; sau mỗi vụ nuôi phải phơi đáy, cải tạo ao cẩn thận, loại bỏ bùn cặn dư thừa trước khi bắt đầu vụ nuôi; quản lý thức ăn, quản lý môi trường ao nuôi không để dư thừa thức ăn và tránh các nguồn thức ăn như các loại phân gia súc, gia cầm và các nguồn nước thải khác gây ô nhiễm nước ao. Bên cạnh các biện pháp trên, biện phápbổ sung chế phẩm vi sinh có lợi (Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis,…) là biện pháp hiệu quả giúp kiểm soát và duy trì ổn định mật độ vi sinh vậtcũng góp phần đáng kể giúp kiểm soát sự cân bằng thành phần và mật độ tảo trong nước nuôi tôm.

Ngoài ra, khi nhóm tảo độc đã phát triển ưu thế, việc vớt tách, loại bỏ tảo, thay nước một phần cần được tiến hành ngay đồng thời bổ sung các chế phẩm sinh họcmột cách thích hợp giúp xử lý ao nuôi mang lại hiệu quả cao. Các chế phẩm men vi sinh cắt tảo chứa các thành phần chính: lợi khuẩn (Bacillus subtilis, Bacilus licheniformis,…), nấm men (Saccharomyces cerevisiae) và các enzyme có khả năng thủy phân mạnh (Amylase, Cellulase, protease, Xylanase,…) giúp phân giải các chất hữu cơ tồn dư từ nguồn thức ăn dư thừa, phân tôm, nguồn hữu cơ gây ô nhiễm, xác tảo (tinh bột, cellulose, protein,…) làm giảm mạnh hiện tượng phú nhưỡng hóa do sự phát triển của các nhóm tảo. Đồng thời, sự gia tăng về thành phần, mật độ của nhóm vi sinh vật có lợi cũng làm giảm rõ rệt mật độ các tảo gây độc và vi sinh vật gây bệnh thông qua cạnh tranh nguồn dinh dưỡng.

Biện pháp kiểm soát tảo độc trong hồ nuôi tôm bằng các chế phẩm men vi sinh cắt tảo BioOne DeGreen giúp kiểm soát mật độ tảo mang lại một lợi ích đa chiều với chi phí thấp: giảm thiểu mật độ và thành phần các nhóm tảo gây độc đồng thời quản lý chất lượng nước ao nuôi, hạn chế phát sinh khí NH3 và NO2 gây độc, bổ sung hệ vi sinh vật có lợi, ức chế vi khuẩn có hại, ổn định môi trường nước, giúp cân bằng pH,…

Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong công tác kiểm soát mật độ và thành phần tảo trong ao hồ nuôi tôm, việc kiểm tra thường xuyên và kết hợp các phương pháp cải tạo, kiểm soát chất lượng nước, khẩu phần ăn, hàm lượng oxy, mật độ vi sinh vật có lợi,… cùng với bổ sung liên tục, thường xuyên các chủng vi sinh vật có ích, đặc biệt là Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis,…có khả năng tổng hợp các enzyme có hoạt tính phân giải mạnh: Amylase, Cellulase, Protease,… nhằm xử lý đáy ao nuôi cũng như nước nuôi tôm ngay từ đầu vụ nuôi đến khi thu hoạch là phương pháp kiểm soát chặt chẽ và triệt để chất lượng nguồn nước, giúp gia tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ nhiễm bệnh nâng cao chất lượng, sản lượng thu hoạch, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho người nuôi trồng.

CAT-TAO-TRONG-AO-NUOI