Do nhu cầu phát triển kinh doanh, Công ty CP Sinh phẩm BioOne cần tuyển dụng: 5 Nhân viên kinh doanh (sale) làm việc tại các thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đồng thời, liên tục tuyển các Cộng tác viên bán hàng trên toàn quốc.
Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm type A gây ra cho các loài gia cầm (hay chim), tốc độ lây lan nhanh, có thể lây sang người gây nguy hiểm tính mạng.
Các loài gia cầm (hay chim) là đối tượng chính có thể bị dịch cúm gia cầm hoành hành, được gây ra bởi virus cúm type A
Con
đường lây truyền của cúm gia cầm
Virus cúm gia cầm có nhiều trong dịch tiết
đường hô hấp và phân gia cầm bệnh. Một gram phân có thể chứa đủ lượng virus để
nhiễm cho 1 triệu con gia cầm. Do đó việc lây nhiễm bệnh cúm trực tiếp rất mạnh.
Ngoài ra, virus gây bệnh có thể lây truyền qua không khí, thức ăn, nước, quần
áo, dụng cụ chăn nuôi…Khi dịch bệnh xảy ra, biện pháp chính để ngăn chặn bùng
phát vẫn là tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm bị nhiễm bệnh vì tất cả các loại kháng
sinh và hóa dược hiện đang sử dụng đều không có tác dụng với bệnh cúm gia cầm,
gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ gia đình chăn nuôi.
Thời gian qua, trong khi các nơi đang phải căng mình đối phó với dịch tả lợn châu Phi, thì trên địa bàn một số tỉnh phải tiếp tục triển khai các biện pháp ngăn chặn sự bùng phát của bệnh cúm gia cầm. Để chủ động phòng chống khi thời điểm bùng phát dịch cúm gia cầm cận kề, việc chuẩn bị chuồng trại đảm bảo an toàn sinh học cũng như hỗ trợ gia cầm có sức đề kháng tốt, khỏe mạnh, có thể chống chọi khi dịch bệnh xảy ra là vấn đề hàng đầu để có một vụ nuôi thành công và giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Chế phẩm sinh học chứa các lợi khuẩn probiotic phối hợp enzyme đặc hiệu chính là giải pháp hữu hiệu giúp đáp ứng những vấn đề trên đồng thời còn mang lại nguồn sản phẩm gia cầm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm với người sử dụng.
Chế phẩm sinh học chứa các lợi khuẩn probiotic phối hợp enzyme đặc hiệu chính là giải pháp hữu hiệu giúp người nuôi phòng chống dịch bệnh trên gia cầm, mang lại nguồn sản phẩm gia cầm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm với người sử dụng
Lợi ích chế phẩm sinh học mang lại trong phòng chống dịch cúm
gia cầm
Xử lý chất thải,
giảm thiểu mùi hôi
Để tăng hiệu suất quá
trình xử lý chất thải và tăng hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, việc chuẩn chuẩn
bị và sử dụng đệm lót sinh học mang lại những hiệu quả sau:
Phân hủy chất thải: Trong đệm lót sinh học chứa
nhiều enzyme đặc dụng và lợi khuẩn probiotic, chúng sẽ tiết enzyme ngoại bào để
lên men hiếu khí và oxy hóa các hợp chất hữu cơ làm phân hủy chất thải (phân,
thức ăn dưa thừa…) hạn chế tác nhân chính gây lây nhiễm bệnh cúm gà. Đệm lót
sinh học này không phải thay trong suốt quá trình nuôi, do đó giảm được chi phí
nhân công dọn chuồng và nguyên liệu độn tạo đệm lót.
Khử mùi, khí độc: Quá trình chăn nuôi, mùi hôi,
khí độc phát sinh chủ yếu là do quá trình lên men chất thải của một số loại vi
sinh vật gây hại. Khi sử dụng đệm lót, các probiotic có sẵn trong đệm sẽ ức chế
và tiêu diệt các vi sinh vật lên men gây mùi này, giúp giảm thiểu mùi hôi, khí
độc, cải thiện môi trường sống cho gia cầm cũng như người nuôi.
Cân bằng hệ sinh thái trong chuồng nuôi thả
theo hướng tăng các lợi khuẩn và ức chế các vi sinh vật gây hại giúp bảo vệ vật
nuôi. Gia cầm nuôi trên đệm lót sinh học không bị thối bàn chân, lông tơi mượt
và sạch.
Bổ sung vào thức
ăn hàng ngày
Trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi hiện nay, tỷ lệ các loại bột
như cám gạo, bột ngô, bột sắn… chiếm trên 80%. Nếu các loại bột này chưa được
làm chín, với hệ đường ruột của gia cầm thì rất khó tiêu hóa dẫn đến chăn nuôi
kém hiệu quả vì thức ăn không được sử dụng tối ưu làm tăng chi phí thức ăn. Để
hỗ trợ phân giải tốt hơn các nguyên liệu này, bổ sung chế phẩm sinh học chứa
các probiotics (chẳng hạn Bacillus sp) phối hợp enzymes đặc hiệu
(amylase, xylanase, cellulase, protease) chính là phương pháp hữu hiệu
giúp phân giải các chất khó tiêu hóa có trong bột cũng như mang lại các lợi
ích:
Ổn định hệ vi sinh vật đường ruột, tăng số lượng vi sinh vật
có lợi, ức chế sự sinh trưởng của ác vi sinh vật có hại ;
Kích thích tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, nâng
cao tỉ lệ chuyển hóa thức ăn giúp gia cầm ăn nhiều, tăng trọng nhanh, tăng chất
lượng thịt, trứng và rút ngắn thời gian nuôi;
Giảm rõ tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh hen,
tăng sức đề kháng từ đó giảm việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, hạn chế tồn
dư kháng sinh trong thành phẩm; giảm công và chi phí thuốc men trong chữa trị bệnh;
Công ty Cổ phần sinh phẩm BioOne hiện có sản phẩm BioOne StrongGut với dòng chuyên dụng Men vi sinh tiêu hóa cho gia cầm được phát triển mang lại lợi ích rõ ràng cho gia cầm như đã được kiểm chứng tại nhiều địa phương trên toàn quốc.
Thành
phần: Bacillus subtilis, Lactobacillus
plantarum, Lactobacillus acidophilus, Protease, Cellulase, Amylase, tá dược vừa
đủ.
Liều
dùng:
Trộn
đều vào thức ăn, cho vật nuôi ăn hàng ngày: 3 – 5 gam/ Kg thức ăn.
Khi
phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột, tiêu chảy: Dùng liều gấp đôi.
Cách dùng: Hòa tan sản phẩm với một ít nước, trộn đều vào thức ăn, để yên 5-10 phút trước khi cho ăn.
Sản phẩm probiotics đa dòng làm sạch chuồng trại vật nuôi BioOne SuperClear với dòng chuyên dụng Chế phẩm vi sinh đệm lót sinh học thành phần chính gồm: Bacillus subtilis, Lactobacillus plantarum, nấm men, Protease, Cellulase, Amylase được bổ sung vào chất độn (trấu, mùn cưa…) tạo thành lớp đệm lót sinh học sử dụng trong cả vụ nuôi mà không cần thay thế.
BioOne còn cung cấp các sản phẩm probiotics đơn dòng BioOne Probi (mang các chủng Bacillus sinh bào tử), BioOne Lactic (mang các chủng vi khuẩn lactic). Đây là dòng nguyên liệu vi sinh cao cấp, dùng làm nguyên liệu điều chế các chế phẩm men vi sinh, men tiêu hóa, probiotics, chất bổ sung thức ăn chăn nuôi, chế phẩm xử lý môi trường trong thú y, thủy sản và môi trường.
Chế phẩm sinh học BioOne cam kết mang đến sự hài lòng và an toàn sức khỏe cho vật nuôi
Hướng dẫn sử dụng chế phẩm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia cầm
Trong nuôi trồng
thủy sản, các hình thức nuôi đặc biệt là thâm canh thường dẫn đến việc hình
thành và tích lũy chất hữu cơ ngày càng cao (phần lớn từ thức ăn dư thừa do thủy
sản không thể tiêu hóa hết) làm ô nhiễm chất lượng nước và đáy ao nuôi do sự
tích lũy các chất độc trong ao như ammonia, nitrite và hydrogen sulfide. Điều
này làm thay đổi thành phần vi khuẩn trong đất và nước ao nuôi, làm gia tăng sự
có mặt các vi khuẩn gây bệnh, gây ra dịch bệnh cho tôm cá nuôi, ảnh hưởng lớn đến
năng suất các vụ nuôi. Do đó, tìm ra các giải pháp để cải thiện chất lượng nước,
đất trong ao nuôi thủy sản cũng như tăng khả năng phân giải, sử dụng và hấp thụ
hiệu quả thức ăn được xem là nhiệm vụ hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản bền vững.
Một trong những giải pháp hữu hiệu được người
nuôi trồng thủy sản áp dụng phổ biến trong những năm gần đây là sử dụng chế phẩm
sinh học bổ sung enzyme.
Enzyme là gì?
Enzyme là một loại protein trong hệ thống sinh học
được tổng hợp trong các tế bào sống. Đặc điểm cơ bản của enzyme là chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị
biến đổi sau phản ứng. Chúng tham gia vào tất cả các loại hình đồng hóa và dị
hóa của quá trình tiêu hóa và trao đổi chất.
Một số enzyme có thể
hoạt động tốt trong những môi trường khác biệt trong khi một số vi sinh vật lại
bị hạn chế bởi môi trường sống (yếu tố pH, oxy,…), thậm chí chúng có thể hoạt
động tốt ngay cả khi môi trường đó thay đổi khắc nghiệt, chẳng hạn protease có
thể hoạt động hiệu quả giữa pH 4 đến 11 ở nhiệt độ 20 đến 70oC, lợi
thế này giúp bảo quản hoạt độ enzyme và tái sử dụng nó.
Ứng dụng trực tiếp enzyme trong nuôi trồng thủy sản
Trong xử lý nước và
đáy ao nuôi
Trực tiếp sử dụng enzyme và vi sinh có lợi trong ao
nuôi chính là cách tiếp cận thân thiện môi trường, giúp giảm thiểu các loài vi
khuẩn gây bệnh, gia tăng quá trình khoáng hóa hữu cơ và loại bỏ các chất thải
không mong muốn thông qua một số enzyme đặc hiệu – Phương pháp này được gọi
là “Sự điều chỉnh sinh học” – “Bioremediation”.
Trong tiến trình điều
chỉnh sinh học, enzyme đóng vai trò là chất xúc tác để đẩy nhanh các phản ứng
sinh hóa trong đất và nước ao nuôi. Khi được đưa vào nước hoặc rải trên bề mặt
đáy ao, enzyme sẽ có khả năng phân hủy nhiều hợp chất hữu cơ có mặt trong ao
nuôi tôm cá.
Các loại enzyme sử dụng trong nuôi thủy sản
Các loại enzyme sử dụng trong nuôi thủy sản
Chất xúc tác của enzyme (Substrate)
Amylase
Tinh
bột – Starch
β-Glucosidase
β-Glucoside
Cellulase
Cellulose
Lipase
Chất
béo Lipid
Protease
Protein
Xylanase
Xylan,
Hemicellulose
Pectinase
Pectin
Enzyme cũng được sản xuất tự nhiên do vi sinh vật tiết ra (enzyme ngoại bào), chẳng hạn như cellulose, protease và amylase được sản xuất trong quá trình lên men hiếu khí các chất hữu cơ bởi vi sinh vật, ví dụ một số loài Bacillus. Các chủng Bacillus thường thấy trong nền đáy ao nuôi và cũng có thể đưa vào ao nuôi để thực hiện quá trình điều chỉnh sinh học – Bioremediation. Một số Bacillus sp. có khả năng phân hủy hợp chất ni tơ cũng như các enzyme tiết ra bởi các loài Bacillus sp. này có thể giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ và các sản phẩm độc như ammonia.
Amylase phân giải tinh bột
Lợi ích của phương
pháp “Điều chỉnh sinh học” – Bioremediation
Enzyme có khả năng ổn định các chất hữu cơ
trong đất và có thể được sử dụng một cách hiệu quả để quản lý chất lượng đất và
một số điều kiện nuôi cho các loài nuôi thủy sản. Không có một loại enzyme đặc
hiệu nào có thể có hiệu quả cho mọi tác dụng mà thường phải phối trộn hỗn hợp
các enzyme để đạt hiệu quả cao nhất trong điều chỉnh sinh học cho ao nuôi thủy
sản. Tính hiệu quả này đòi hỏi hỗn hợp enzyme phối trộn phải đáp ứng:
– Xúc tác cho việc phân giải các chất hữu cơ
(chẳng hạn như phân thải tôm, cá, tảo chết và thức ăn thừa…);
– Bẻ gãy các chất rắn lơ lững (tách các chất
keo tụ), giảm thiểu sự tích lũy chất thải;
– Giảm chất thải rắn;
– Phân hủy các chất dinh dưỡng phức hợp;
– Phóng thích các chất dinh dưỡng hòa tan.
Nhiều enzyme có khả năng mạnh trong việc phân hủy
các chất thải cũng như giảm nhanh quá trình kỵ khí của đáy ao. Chúng gia tăng
quá trình phân giải hữu cơ, bao gồm thức ăn thừa, tảo chết, đất khoáng, phân thải
và các vi sinh vật gây bệnh trong đất nơi bị kỵ khí. Tuy nhiên, hầu hết quá
trình “Điều chỉnh sinh học” xúc tác bởi enzyme đều có sự hiện
diện quan trọng của các vi sinh vật có lợi. Enzyme đẩy nhanh tiến trình vi sinh
bằng cách giúp bẻ gãy các phân tử lớn của chất thải vì thể tạo bề mặt tiếp xúc
lớn hơn cho vi sinh vật có lợi tiếp tục tiến trình phân giải và lên men của
chúng. Hiệu quả của tiến trình này có thể thấy rõ thông qua chất lượng nước và
chất lượng đất tốt hơn.
Như vậy việc phối hợp các enzyme (amylase, xylanase, cellulase, protease) và vi khuẩn tạo enzyme (chẳng hạn Bacillus sp.) gia tăng tiến trình tiền tiêu hóa các chất dinh dưỡng phức hợp và thúc đấy việc phóng thích các chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa hơn. Điều này giúp giảm tích lũy chất thải và hữu cơ trong ao cũng như hạn chế quá trình yếm khí ở đáy ao, vì thế cải thiện điều kiện nuôi cho tôm cá.
Việc bổ sung các enzyme trong thức ăn hàng ngày có thể cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng, rút ngắn thời gian nuôi, giảm các bệnh về đường ruột ở tôm
Trong bổ sung thức ăn thủy sản
Động vật thủy sản thường thiếu một số enzyme tiêu hóa quan trọng trong
giai đoạn còn nhỏ hoặc trong suốt chu kỳ nuôi. Thành phần thức ăn, ngoài các
dưỡng chất còn có nhiều chất khó tiêu hóa (như cellulose, xylan…), thậm chí cản
trở quá trình tiêu hóa, trong khi hàm lượng và loại enzyme nội tại cơ thể động
vật thủy sản không thể đáp ứng quá trình phân hủy này. Việc bổ sung các enzyme
trong thức ăn hàng ngày có thể cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng, rút ngắn
thời gian nuôi, giảm các bệnh về đường ruột, giảm chi phí thức ăn và sự bài
tiết chất dinh dưỡng vào môi trường. Cụ thể, enzyme giúp:
Giảm độ nhớt trong tiêu hóa;
Tăng cường tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất béo
và đạm;
Cải thiện giá trị năng lượng trao đổi của chế độ ăn;
Giảm thải amoniac;
Cải thiện khả năng tiêu hóa dinh dưỡng.
Để tạo nên tác dụng toàn diện và
vượt trội thì cần bổ sung cả enzyme và probiotics (vi sinh vật có lợi) bởi giữa
chúng có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ. Enzyme sẽ giúp thức ăn được cắt nhỏ
và phân ra thành dạng nhũ tương dễ hấp thu vào máu. Probiotics giúp đường ruột
khỏe mạnh và khi đường ruột khỏe mạnh thì việc hấp thu diễn ra dễ dàng hơn. Nếu
thiếu enzyme, thức ăn không được tiêu hóa, thành ruột không hấp thu được, thức
ăn sẽ ứ đọng trong ruột, sinh ra các chất độc tiêu diệt các vi khuẩn có ích
trong ruột. Hoặc ngược lại, khi đường ruột mất cân bằng sinh học, thiếu các
chủng vi khuẩn có lợi, cũng gây nên hiện tượng giảm tiết một số loại
enzyme gây cản trở tiêu hóa…
Công ty CP Sinh phẩm BioOne hiệncó sản phẩm BioOne Blend Enzyme (Phức hệ enzyme hiệu quả) với 02 loại chính:
Enzyme Blend BioOne 1X;
Enzyme Blend BioOne 3X.
Thành phần: Protease, amylase, cellulase, xylanase, pectinase, tá dược vừa đủ.
Công dụng: Làm nguyên liệu điều chế các chế phẩm enzyme tiêu hóa, chất bổ sung thức ăn chăn nuôi, chế phẩm xử lý môi trường trong thú y, thủy sản và môi trường.
Ngoài ra BioOne còn cung cấp các sản phẩm probiotics đa dòng (Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Lactobacillus plantarum…) bổ sung enzyme cho hệ tiêu hóa động vật BioOne Strong Gut, làm sạch chuồng trại BioOne SuperClear, chuyên cắt tảo BioOne DeGreen nhằm mang đến sự lựa chọn đa dạng với nhu cầu và mục đích sử dụng của quý khách hàng.
Men vi sinh BioOne cam kết mang đến
sự hài lòng và an toàn sức khỏe cho vật nuôi.
Tôm có hệ đường ruột khỏenhờ sử dụng chế phẩm sinh học
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra với nhiều biểu hiện: quá cấp, cấp tính, mãn tính và không điển hình. Đặc trưng chính của lợn khi nhiễm bệnh là thâm tím da phần lớn cơ thể, viêm xuất huyết tràn lan đường tiêu hóa, hạch lâm ba và thận. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn, mọi lứa tuổi, gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao đến 100%. Virus gây bệnh có sức đề kháng cao với môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang virus trong thời gian dài, có thể mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại bỏ nếu để xảy ra bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Virus dịch tả lợn Châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa
Con đường lây truyền bệnh
Virus
dịch tả lợn Châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp
xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm virus như: chuồng trại,
phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus và thức ăn thừa
chứa thịt lợn nhiễm bệnh. Hiện nay chưa có vắc xin phòng và thuốc điều trị được
bệnh dịch tả châu Phi.
Thiệt hại do dịch tả lợn Châu phi
gây ra và khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Theo
thống kê, tính đến tháng 07/2019 dịch tả heo Châu phi đã xảy ra tại 62/63 tỉnh,
thành với hơn 3,3 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy gây thiệt hại hàng nghìn tỷ
đồng bao gồm chi phí hỗ trợ tiêu hủy, chi phí mua hóa chất sát trùng, chi phí hỗ
trợ tiêu hủy và diễn biến của dịch bệnh chưa có dấu hiệu dừng lại.
Đứng trước thực trạng đó, nhiều hội thảo, hội nghị được Bộ Nông nghiệp và PTNT được tổ chức trong thời gian qua để ứng phó với dịch tả lợn Châu Phi cũng như đưa ra các biện phát, mô hình chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học. Sau khi khảo sát và đánh giá hiệu quả tại một số mô hình, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: Thực tế cho thấy chăn nuôi lợn an toàn không phải cứ nhà kính hiện đại, cơ sở hạ tầng cầu kỳ mới tránh được dịch bệnh, mà chỉ cần có giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học như nhiều hộ gia đình đã và đang làm hiện nay là thành công. Theo ông Dương, kết quả thử nghiệm sử dụng các chế phẩm sinh học trộn vào thức ăn chăn nuôi cho thấy đàn lợn phát triển khoẻ mạnh và nếu kết hợp với biện pháp an toàn sinh học, người chăn nuôi có thể hạn chế được dịch tả lợn Châu Phi hiện nay. “Bản chất của các chế phẩm này là các vi sinh vật có lợi (probiotic), các enzyme tiêu hóa để cải thiện sức khỏe, tăng khả năng chuyển hóa thức ăn và sinh trưởng của vật nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi”, ông Dương khẳng định.
Các sản phẩm probiotic được bổ sung vào thức ăn giúp lợn có đường tiêu hóa khỏe mạnh
Nói về vấn đề này, ông Phùng Đức Tiến,
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho hay: Hiện nay, Bộ đã tổng kết và thấy rằng
việc sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi lợn đạt kết quả tương đối tốt. Về
chính sách hỗ trợ, ông Tiến cho biết, trước mắt về mặt sản xuất, Bộ Nông nghiệp
và PNNT sẽ khuyến cáo cho các địa phương nhân rộng, tiếp đó Bộ sẽ có nghiên cứu,
đánh giá tác động, hiệu quả của chế phẩm để tìm ra quy trình sử dụng chuẩn phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn. “Sắp
tới Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với
hệ thống khuyến nông cả nước biên soạn giáo trình chăn nuôi, sử dụng chế phẩm
sinh học trong chăn nuôi lợn và tập huấn để giúp bà con sớm tiếp cận, thực hiện
chăn nuôi an toàn sinh học hiệu quả hơn”, ông Tiến nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội nghị triển khai các giải pháp tổng hợp phòng chống dịch tả heo Châu Phi diễn ra ngày 11/7/2019, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học vẫn là giải pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả nhất, không chỉ ứng phó với dịch tả heo Châu Phi mà áp dụng cho tất cả các loại dịch bệnh. “Về lâu dài, chúng ta phải sống chung với dịch bệnh nên phải có kế hoạch phát triển chứ không vì dịch bệnh mà không phát triển. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu vắc xin, chế phẩm sinh học để trở thành một trong những nhân tố đảm bảo an toàn sinh học sau này” – Bộ trưởng Cường phát biểu.
Các sản phẩm probiotic còn được sử dụng làm đệm lót chuồng, trại heo giúp giảm thiểu mùi hôi, phân hủy chất thải và dư thừa
Các sản phẩm probiotic không những
được bổ sung vào thức ăn giúp lợn có đường tiêu hóa khỏe mạnh, tăng sức đề
kháng mà còn được sử dụng làm đệm lót chuồng, trại giúp giảm thiểu mùi hôi,
phân hủy chất thải và dư thừa, giữ môi trường thông thoáng không cho virus, vi
khuẩn có hại gây bệnh.
Công ty CP Sinh phẩm BioOne hiện có đầy đủ các sản phẩm probiotic đơn dòng và đa dòng đã được chứng minh rộng rãi có thể mang lại hiệu quả rõ rệt cho sức khỏe động vật nuôi.
Các sản phẩm probiotic đơn dòng như: BioOne Probi (mang các chùng Bacillus sinh bào tử), BioOne Lactic (mang các chủng vi khuẩn lactic). Đây là dòng nguyên liệu vi sinh cao cấp, dùng làm nguyên liệu điều chế các chế phẩm men vi sinh, men tiêu, Probiotic, chất bổ sung thức ăn chăn nuôi, chế phẩm xử lý môi trường dùng trong Thú y, Thủy sản và Môi trường;
Các sản phẩm probiotic đa dòng cho hệ tiêu hóa động vật như: BioOne StrongGut (được phát triển chuyên biệt dùng riêng cho từng nhóm động vật thủy sản, gia súc gia cầm, gia súc ăn cỏ). Công dụng chính bao gồm: (1) Bổ sung các vi sinh vật sống và enzyme có lợi cho hệ tiêu hóa của động vật thủy sản (tôm, cám ốc) và gia súc gia cầm (heo, bò, gà, vịt, dê…); giúp vật nuôi tăng cường tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng; phát triển tốt và khở mạnh. (2) Phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột như bệnh tiêu chảy, phân trắng ở vật nuôi; phòng ngừa hội chứng chết sớm;
Các sản phẩm probiotic đa dòng cho làm sạch chuồng trại vật nuôi như: BioOne SuperClear. Công dụng chính bao gồm: (1) Làm sạch chuồng trại vật nuôi. (2) Phân hủy các chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tảo, làm sạch nhầy nhớt trong tầng đáy ao. (3) Chuyên cắt tảo và làm sạch nhớt bạt trong ao nuôi, ổn định màu nước. (4) Làm sạch nước, giảm mùi hôi thối, giảm khí độc, làm đáy ao sạch, ít bùn đen. (5) Tăng lượng oxy hòa tan trong nước.
Men vi sinh BioOne cam kết mang đến sự hài lòng và an toàn sức khỏe cho vật nuôi.
Các chế phẩm sinh học giữ môi trường chuồng trại heo thông thoáng, ngăn ngừa virus, vi khuẩn có hại gây bệnh
Trong
những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản phát triển rất mạnh cả quy mô và sản lượng.
Việc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững gặp nhiều khó khăn khi việc thâm
canh hóa ngày càng tăng dẫn đến ô nhiễm môi trường ao nuôi. Sự tích tụ các chất
hữu cơ, khí độc ngày càng lớn tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh và
phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, làm tôm cá chậm lớn, giảm tỷ lệ
sống và năng suất nuôi. Vì vậy, cải thiện chất lượng nước ao nuôi đóng vai trò
quan trọng hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản.
Với
tập quán canh tác lâu năm, người nuôi vẫn sử dụng Chlorine để xử lý nước ao
nuôi thủy sản mà chưa hiểu hết những hệ lụy gây nguy hại đến con người và môi
trường như:
–
Chlorine là chất oxy hóa mạnh, khi lượng Chlorine xử lý nước trong ao nuôi tồn
dư quá nhiều làm ao nuôi có mùi khó chịu, gây độc cho đối tượng nuôi đặc biệt
là ấu trùng tôm và cá. Quá trình oxy hóa
gây ra những kích thích, phá hủy và tổn thương tế bào mang cá, làm cá tăng quá
trình tiết dịch nhầy, viêm màng gây phồng mang cá. Sự thay đổi cấu trúc mang cá
sẽ làm giảm khả năng hô hấp và hiệu quả điều chỉnh áp suất thẩm thấu. Khi bị ngộ
độc Chlorine, nhịp hô hấp của cá tăng mạnh, cá có thể chết do giảm oxy trong
máu.
–
Phổ diệt trùng của Chlorine rất rộng nên hầu hết các vi khuẩn có lợi lẫn có hại
trong nước, đáy ao đều bị tiêu diệt dẫn đến đất đáy ao bị thoái hóa và màu nước
khó lên.
–
Chlorine chỉ được sử dụng khi xử lý nước cấp vào đầu vụ nuôi mà không thể xử lý
nước vào giữa và cuối vụ nuôi vì khi nước ao giàu dinh dưỡng, chất hữu cơ sẽ xảy
ra phản ứng phụ với Chlorine sinh chất độc hại cho thủy sản, nguy cơ hình thành
mầm móng ung thư ảnh hưởng xấu sức khỏe người tiêu dùng, giảm giá trị gia tăng
đối với thành phẩm xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU…
Trước những hạn chế đó, Men vi sinh xử lý nước đa dòng cho thủy sản BioOne SuperClear chính là giải pháp tối ưu, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những bất lợi khi sử dụng Chlorine. Sản phẩm tạo sự an toàn về môi trường ao nuôi, phòng bệnh cho tôm cá cũng như đảm bảo được nguồn thực phẩm sạch, an toàn và chất lượng, đồng thời là cách thức giúp nghề nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
Men vi sinh xử lý nước đa dòng cho thủy sản BioOne SuperClear có các thành phần sau:
Thành phần:
Bacillus subtilis;
Bacillus licheniformis;
Enzyme: Protease, Amylase, Cellulase.
Mật độ: 108 – 109 CFU/gam
Cách dùng:
Từ 100 – 200 gram/1000m3 nước, dùng định kỳ 5 – 7 ngày/lần
Ao nước bị ô nhiễm, dùng liều gấp đôi, 3 – 5 ngày/lần.
Công dụng: Nên sử dụng chế phẩm sinh học ngay trong quá trình cải tạo ao vì sau quá trình diệt tạp, sản phẩm giúp phục hồi sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi trong nước và tái tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho ao (đặc biệt là những ao tôm cá giống). Với ưu thế có thể sử dụng trong quá trình nuôi, sự hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong sản phẩm sẽ mang lại tác dụng cho ao nuôi thủy sản như:
Sản phẩm chứa các enzyme có khả năng thủy phân mạnh (Protease, Amylase, Cellulase), giúp phân giải các chất hữu cơ tồn dư từ nguồn thức ăn dư thừa, phân tôm, nguồn hữu cơ gây ô nhiễm, xác tảo (tinh bột, cellulose, protein…), làm giảm hiện tượng phú nhưỡng hóa do sự phát triển của các nhóm tảo;
Giảm các độc tố trong môi trường nước (do các chất khí: NH3, H2S… phát sinh), do đó sẽ làm giảm mùi hôi trong nước, giúp tôm cá phát triển tốt;
Ức chế sự hoạt động và phát triển của vi sinh vật có hại (do các loài vi sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh thức ăn và tranh giành vị trí bám với vi sinh vật có hại), giúp gia tăng về thành phần, mật độ của nhóm vi sinh vật có lợi, kìm hãm, ức chế, lấn át sự phát triển của vi sinh vật có hại, do đó sẽ hạn chế được mầm bệnh phát triển gây bệnh cho tôm cá;
Giúp ổn định độ pH của nước, ổn định màu nước do vi sinh vật hấp thu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước nên hạn chế tảo phát triển nhiều, giúp giảm chi phí thay nước. Đồng thời làm tăng oxy hòa tan trong nước, giúp tôm cá đủ oxy để thở, khỏe mạnh, ít bệnh, ăn nhiều, mau lớn;
Nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hình thức nuôi trồng thủy sản ( tăng hiệu quả sử dụng thức ăn; tôm cá mau lớn giúp rút ngắn thời gian nuôi, tăng tỷ lệ sống và tăng năng suất do tôm cá nuôi ít bị hao hụt; Tôm cá nâng cao miễn dịch giúp giảm chi phí sử dụng thuốc và hóa chất trong điều trị bệnh; giảm chi phí thay nước…).
Sản phẩm Men vi sinh xử lý nước hiện đang được BioOne sản xuất thành các loại chính như sau:
Men vi sinh xử lý nước cho thủy sản 108 CFU/gram (chứa 1 trăm triệu lợi khuẩn/gram sản phẩm;
Men vi sinh xử lý nước cho thủy sản 109 CFU/gram (chứa 1 tỷ lợi khuẩn/gram sản phẩm);
Men vi sinh xử lý nước cải tiến 108 CFU/gram, 109 CFU/gram.
Men vi sinh BioOne cam kết mang đến sự hài lòng và an toàn sức khỏe cho khách hàng.