05 sản phẩm BioOne mới nhất được Tổng cục thủy sản chấp thuận lưu hành

Với mục tiêu phấn đấu tiên phong trở thành doanh nghiệp cung cấp sản phẩm probiotics nguyên liệu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thuỷ sản, thú y, nông nghiệp và xử lý môi tường, Công ty Cổ phần Sinh phẩm BioOne luôn chú trọng nghiên cứu – phát triển, sản xuất – kinh doanh và tư vấn – đào tạo về chế phẩm vi sinh với chất lượng cao nhất và giá thành tốt nhất. Nhằm giới thiệu các sản phẩm rộng rãi hơn tới các đơn vị, đối tác sử dụng trên thị trường cũng như khẳng định những cam kết chất lượng sản phẩm, BioOne đã triển khai kiểm nghiệm mẫu tại các phòng thí nghiệm độc lập uy tín và gửi các thông tin sản phẩm theo yêu cầu đến Tổng cục thuỷ sản để đăng ký lưu thông trên thị trường. Kết quả mới nhất có 05 sản phẩm đại diện cho các nhóm sản phẩm chủ lực của BioOne được Tổng cục Thuỷ sản chứng nhận đã đăng ký lưu hành trên thị trường và được cấp Mã số tiếp nhận cụ thể cho từng sản phẩm, bao gồm:
BioOne Probi (03003072): Lợi khuẩn đơn dòng Bacillus (Xem chi tiết)
BioOne StrongGut (01003069): Men tiêu hóa Khỏe ruột (Xem chi tiết)
BioOne SuperClear (02003070): Xử lý nước Siêu sạch (Xem chi tiết)
BioOne Blend Enzyme (03003073): Phức hệ enzyme hiệu quả (Xem chi tiết)
BioOne Degreen (02003071): Cắt tảo chuyên nghiệp (Xem chi tiết)

01. BIOONE PROBIMen vi sinh Probiotics đơn dòng dùng cho Thuỷ sản, Chăn nuôi thú y, Nông nghiệp và Môi trường
• Mã số tiếp nhận: 03003072

• Chỉ tiêu chất lượng: Bacillus spp. (Bacillus subtilis) (Min): 1,0 x 108 CFU/g
• Công dụng: Làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm men vi sinh, men tiêu hoá, probiotics, chất bổ sung thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học, thuốc; dùng cho thuỷ sản, chăn nuôi, thú y, nông nghiệp và môi trường.
– Ứng dụng Bacillus spp. trong chăn nuôi: khi vật nuôi ăn thức ăn có trộn Bacillus spp. các lợi khuẩn này sẽ bắt đầu phát triển, bào tử nảy mầm và chuyển hoá sản sinh các enzyme (đặc biệt là protease, amylase, lipase…) giúp quá trình tiêu hoá các hợp chất hữu cơ diễn ra nhanh chóng hơn, làm tăng tỉ lệ chuyển hoá thức ăn, giảm lượng Nitơ thải ra môi trường. Đồng thời Bacillus spp. tiết ra các chất kháng khuẩn tại đường ruột vật nuôi, gây ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh khác giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy, nâng cao hệ miễn dịch, giảm nguy cơ phụ thuộc kháng sinh, dư thừa kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi.
– Ứng dụng Bacillus spp. trong chế phẩm probiotics xử lý môi trường: Bacillus spp. có thể tiết ra enzyme protease, cùng khả năng canh tranh nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan với các vi sinh vật gây thối nên thường được dùng để phân hủy chất hữu cơ, ủ phân, khử mùi hôi thối từ quá trình phân huỷ, làm giảm lượng H2S và các độc tố tích tụ, đồng thời được ứng dụng rộng rãi trong xử lý đáy ao nuôi thủy sản, bể xử lý nước thải kỵ khí, hầm tự hoại.

02. BIOONE STRONGGUT – Men vi sinh tiêu hoá sống đa dòng dùng cho vật nuôi (gia súc, gia cầm, động vật thuỷ sản)

• Mã số tiếp nhận: 01003069

• Chỉ tiêu chất lượng: Bacillus spp. (Bacillus subtilis) (Min): 1,0 x 107 CFU/g; Lactobacillus spp. (Lactobacillus plantarum, Lactobacillus acidophilucs) (Min): 1,0 x 106 CFU/g; Protease (Min): 3,60 U/g; Amylase (Min): 30,00 U/g
• Công dụng:
– Ổn định hệ vi sinh vật đường ruột, tăng số lượng vi sinh vật và enzyme có lợi cho hệ tiêu hoá của vật nuôi (gia súc, gia cầm, động vật thuỷ sản) giúp vật nuôi tiêu hoá tốt thức ăn, hấp thụ nhanh chất dinh dưỡng và phát triển tốt, ức chế sự sinh trưởng của các vi sinh vật có hại;
– Phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột như bệnh tiêu chảy, phân trắng, tăng sức đề kháng từ đó giảm việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, hạn chế tồn dư kháng sinh trong thành phẩm; giảm công và chi phí thuốc men trong chữa trị bệnh.

03. BIOONE SUPERCLEAR – Men vi sinh siêu sạch đa dòng dùng cho xử lý môi trường ao nuôi thuỷ sản và chuồng trại chăn nuôi

• Mã số tiếp nhận: 02003070

• Chỉ tiêu chất lượng: Bacillus spp. (Bacillus subtilis, Bacillus licheiformis) (Min): 1,0 x 108 CFU/g; Protease (Min): 0,36 U/g; Amylase (Min): 56,00 U/g
• Công dụng:
Chế phẩm sinh học nên được sử dụng ngay trong quá trình cải tạo ao vì sau quá trình diệt tạp, sản phẩm giúp phục hồi sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi trong nước và tái tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho ao (đặc biệt là những ao tôm, cá giống). Với ưu thế có thể sử dụng trong quá trình nuôi, sự hoạt động của các vi sinh vật có lợi sẽ mang lại tác dụng cho ao nuôi thủy sản như: sản phẩm chứa các enzyme có khả năng thủy phân mạnh (protease, amylase, cellulase), giúp phân giải các chất hữu cơ tồn dư từ nguồn thức ăn dư thừa, phân tôm, nguồn hữu cơ gây ô nhiễm, xác tảo (tinh bột, cellulose, protein…), làm giảm hiện tượng phú nhưỡng hóa do sự phát triển của các nhóm tảo;
– Giảm các độc tố trong môi trường nước (do các chất khí: NH3, H2S… phát sinh), giúp giảm mùi hôi trong nước, đáy ao sạch, ít bùn đen giúp tôm cá phát triển tốt;
– Ức chế sự hoạt động và phát triển của vi sinh vật có hại (do các loài vi sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh thức ăn và tranh giành vị trí bám với vi sinh vật có hại), giúp gia tăng về thành phần, mật độ của nhóm vi sinh vật có lợi, kìm hãm, ức chế, lấn át sự phát triển của vi sinh vật có hại, do đó sẽ hạn chế được mầm bệnh phát triển gây bệnh cho tôm cá;
– Giúp ổn định độ pH của nước, ổn định màu nước do vi sinh vật hấp thu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước nên hạn chế tảo phát triển nhiều, giúp giảm chi phí thay nước. Đồng thời làm tăng oxy hòa tan trong nước, giúp tôm cá đủ oxy để thở, khỏe mạnh, ít bệnh, ăn nhiều, mau lớn;
– Nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hình thức nuôi trồng thủy sản (tăng hiệu quả sử dụng thức ăn; tôm cá mau lớn giúp rút ngắn thời gian nuôi, tăng tỷ lệ sống và tăng năng suất do tôm cá nuôi ít bị hao hụt; tôm cá nâng cao miễn dịch giúp giảm chi phí sử dụng thuốc và hóa chất trong điều trị bệnh; giảm chi phí thay nước…).

04. BIOONE DEGREEN – Men vi sinh chuyên cắt tảo cho ao nuôi thuỷ sản

• Mã số tiếp nhận: 02003071

• Chỉ tiêu chất lượng: Bacillus spp. (Bacillus subtilis, Bacillus licheiformis) (Min): 1,0 x 107 CFU/g; Protease (Min): 0,68 U/g; Amylase (Min): 100,00 U/g
• Công dụng:
– Chuyên cắt tảo và làm sạch nhớt bạt trong ao nuôi, ổn định màu nước;
– Các chế phẩm men vi sinh cắt tảo chứa các thành phần lợi khuẩn Bacillus spp., nấm men (Saccharomyces cerevisias) và các enzyme có khả năng thuỷ phân mạnh (amylase, cellulase, protease, xylanase…) giúp phân giải các chất hữu cơ tồn dư từ nguồn thức ăn dư thừa, phân tôm, nguồn hữu cơ gây ô nhiễm, xác tảo (tinh bôt, cellulose, protein…) làm giảm mạnh hiện tượng phú nhưỡng hoá do sự phát triển của các nhóm tảo. Đồng thời, sự gia tăng về thành phần, mật độ của nhóm vi sinh vật có lợi cũng làm giảm rõ rệt mật độ các tảo gây độc và vi sinh vật gây bệnh thông qua cạnh tranh nguồn dinh dưỡng, giúp quản lý chất lượng nước ao nuôi, hạn chế phát sinh khí NH3 và NO2 gây độc, tăng cường lượng oxy hoà tan trong nước, ổn định môi trường nước, đáy ao sạch, ít bùn đen, cân bằng pH…

05. BIOONE BLEND ENZYME – Phức hệ enzyme hiệu quả cho xử lý môi tường ao nuôi thuỷ sản và chuồng trại chăn nuôi

• Mã số tiếp nhận: 03003073

• Chỉ tiêu chất lượng: Protease (Min): 75,00 U/g; Amylase (Min): 600,00 U/g
• Công dụng:
– Trong bổ sung thức ăn thủy sản: động vật thủy sản thường thiếu một số enzyme tiêu hóa quan trọng trong giai đoạn còn nhỏ hoặc trong suốt chu kỳ nuôi. Thành phần thức ăn, ngoài các dưỡng chất còn có nhiều chất khó tiêu hóa (như cellulose, xylan…), thậm chí cản trở quá trình tiêu hóa, trong khi hàm lượng và loại enzyme nội tại cơ thể động vật thủy sản không thể đáp ứng quá trình phân hủy này. Việc bổ sung các enzyme trong thức ăn hàng ngày có thể cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng, rút ngắn thời gian nuôi, giảm các bệnh về đường ruột, giảm chi phí thức ăn và sự bài tiết chất dinh dưỡng vào môi trường. Cụ thể, enzyme giúp:
+ Giảm độ nhớt trong tiêu hóa;
+ Tăng cường tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất béo và đạm;
+ Cải thiện giá trị năng lượng trao đổi của chế độ ăn;
+ Giảm thải amoniac;
+ Cải thiện khả năng tiêu hóa dinh dưỡng.
– Trong xử lý nước và đáy ao nuôi: enzymes đóng vai trò là chất xúc tác để đẩy nhanh các phản ứng sinh hóa trong đất và nước ao nuôi. Khi được đưa vào nước hoặc rải trên bề mặt đáy ao, enzymes đóng vai trò làm chất xúc tác cho việc phân giải nhiều hợp chất hữu cơ (chẳng hạn như phân thải tôm, cá, tảo chết và thức ăn thừa…). Hỗ trợ bẻ gãy các chất rắn lơ lững (tách các chất keo tụ), giảm thiểu sự tích lũy chất thải rắn, phân giải các chất dinh dưỡng phức hợp giúp phóng thích các chất dinh dưỡng hoà tan.
BioOne với sứ mệnh “Vì một nền nông nghiệp bền vững và môi trường sống tốt đẹp hơn cho người Việt Nam”, cam kết các sản phẩm mang đến sự hài lòng và an toàn sức khoẻ cho vật nuôi, môi trường.

Dự án Chế phẩm xanh BioOne được trao giải cao nhất cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp NTU 2019” của Trường Đại học Nha Trang

Trường Đại học Nha Trang phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thành công cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp NTU 2019” lần thứ nhất và được tài trợ bởi dự án V2WORK của EU, dự án TEAM – SIE của Hội đồng Anh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Khánh Hòa và các tổ chức, hiệp hội khác của tỉnh Khánh Hòa.

Đại diện các đội thi nhận Giải thưởng và Bằng khen của Ban tổ chức

Cuộc thi với chủ đề: “Giải pháp xanh cho phát triển bền vững” tìm kiếm các ý tưởng khởi nghiệp hướng đến chủ đề về giải pháp xanh trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, môi trường… nhằm giải quyết những vấn đề đã và đang tồn tại, hướng đến phát triển bền vững cho tương lai. Cuộc thi thu hút gần 50 sinh viên, cựu sinh viên Đại học Nha Trang. Sau 2 vòng thi sơ loại và bán kết, có 6 đội được chọn vào vòng chung kết trình bày và bảo vệ ý tưởng khởi nghiệp của nhóm.

Vòng chung kết chính thức diễn ra vào ngày 15/11/2019 với sự tham dự của TS. Quách Hoài Nam – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang, đại diện các đơn vị liên quan, đại diện Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Khánh Hòa và đông đảo sinh viên, cựu sinh viên.

Phần trình bày dự án “Bioone – Chế phẩm xanh cho thủy sản, chăn nuôi thú y và xử lý môi trường ở Việt Nam”

Công ty CP Sinh phẩm BioOne tham dự cuộc thi với Dự án: “Bioone Chế phẩm xanh cho thủy sản, chăn nuôi thú y và xử lý môi trường ở Việt Nam” của nhóm tác giả Trần Thanh Hoàng – Nhân viên kinh doanh Bioone, cựu sinh viên Trường Đại học Nha Trang, và Huỳnh Thị Bích Mai – nhân viên nghiên cứu và phát triển Bioone, Cựu sinh viên và Học viên cao học khóa 2016, Trường Đại học Nha Trang. Kết quả, dự án đã xuất sắc được trao giải Nhì – Giải thưởng cao nhất cuộc thi. Dự án được thực hiện với mục đích nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối các chế phẩm probiotics, enzyme nhằm phòng trị bệnh hiệu quả, xử lý ô nhiễm môi trường trong các lĩnh vực chế biến thủy sản và chăn nuôi ở Việt Nam nhằm thay thế kháng sinh và hóa chất độc hại. Dự án này nghiên cứu, tìm kiếm, phát triển nguồn nguyên liệu tối ưu nhất, phù hợp với nhu cầu và điều kiện sinh thái trong nước, cung cấp nguyên liệu không chỉ trực tiếp cho ngành nông nghiệp mà còn cho các doanh nghiệp sản xuất probiotic và thức ăn chăn nuôi chứa probiotic, từ đó cung cấp cho ngành nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Ban tổ chức cuộc thi cũng đã trao giải Ba cho 2 Dự án là “Hệ thống thủy canh công nghệ cao” và “Thương mại hóa các sản phẩm từ cây Xương Rồng”. Giải Khuyến khích thuộc về các dự án “ Mô hình nuôi thâm canh cá lóc sạch”, “Thế hệ trẻ với sự tái sinh của rác thải nhựa” và “Fruits Canvas”. Dự án “Hệ thống thủy canh công nghệ cao” đạt giải Khán giả bình chọn nhiều nhất.

Ban giám khảo cuộc thi

Hình ảnh các bạn sinh viên, đơn vị tham dự tham tham quan khu vực trưng bày poster, sản phẩm mẫu của Bioone

Dự án hành động của các đội không chỉ dừng lại ở Cuộc thi, kết quả đạt được không chỉ là những sản phẩm được trình bày và thuyết minh ở Vòng chung kết, mà đó là ý nghĩa của dự án. Sứ mệnh của nó là tiếp tục phát triển xa hơn vì mục đích bảo vệ môi trường sống xung quanh của chúng ta và lan toả thông điệp tươi đẹp này đến cộng đồng để có sự giúp sức chung tay.

Bằng khen của Trường Đại học Nha Trang trao cho Dự án Chế phẩm xanh BioOne

BioOne“Vì một nền nông nghiệp bền vững và môi trường sống tốt đẹp hơn cho người Việt Nam”

Hai chế phẩm sinh học phức hợp BioOne hoàn toàn mới chuyên dụng cho xử lý môi trường hiệu quả

Men vi sinh được nuôi cấy trong hệ thống xử lý nước thải

Nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây đã tạo nhiều thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời sống người dân và thu hẹp khoảng cách kinh tế với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích mang lại, phát triển kinh tế cũng đã gây ra sức ép rất lớn lên chất lượng môi trường, nhất là ở các đô thị lớn. Các vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Với số lượng và mật độ dân số tăng cao, các khu công nghiệp hình thành nhiều, việc xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp hiện đang gặp nhiều bất cập, phần lớn  nguồn nước thải này thường không được xử lý mà xả vào cống, ao hồ, sông suối tự nhiên, dẫn tới ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người dân và sinh thái môi trường chung.

Đặc trưng của nước thải trong sinh hoạt và sản xuất công nghiệp

Nước thải sinh hoạt

Nước thải nhiễm bẩn từ các khu vệ sinh và chất thải sinh hoạt từ cặn bã nhà bếp, các chất trôi rửa. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein (40 – 50 %); hydrat cacbon (40 – 50 %). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150 – 450 mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học. Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã hữu cơ, các chất hữu cơ hòa tan (thông qua các chỉ tiêu BOD5/COD ), các chất dinh dưỡng (Nitơ, phospho) các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, coliform…).

Nước thải công nghiêp

Trong công nghiệp, nước được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau trong quá trình sản xuất như làm nguội sản phẩm, làm mát máy, vận chuyển nguyên vật liệu, làm dung môi, các quá trình tẩy rửa, làm sạch khí…nên nước thải công nghiệp bị nhiễm bẩn bởi nguyên liệu rơi vãi, các hóa chất tham gia sản xuất. Nước thải công nghiệp chứa chất tan, các chất vô cơ, các chất hữu cơ, dầu mỡ cũng như các chất độc hại. Đặc biệt nước thải công nghiệp từ các khu chế biến thực phẩm, đặc biệt là chế biến thuỷ hải sản phần lớn chứa các hợp chất hữu cơ từ động vật chủ yếu là chất béo và protein. Các chất như cacbonhydrat, chất béo, protein có nhiều trong nguồn nước sẽ làm giảm nồng độ oxy có trong nước. Nồng độ oxy hòa tan nếu dưới 50% sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài sống dưới nước. Giảm lượng oxy hòa tan có thể gây suy thoái tài nguyên thủy hải sản và làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước từ đó làm giảm chất lượng nước cấp cho công nghiệp và sinh hoạt. Nồng độ các chất Nitơ phốt pho cao cũng gây tác động xấu đến môi trường.

            Việc xử lý nước thải có nhiều phương pháp, trong đó xử lý bằng phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học được áp dụng rộng rãi hơn cả bởi tính khả thi, kinh tế và không ảnh hưởng đến môi trường chung.

Chế phẩm sinh học xử lý nước thải là gì?

            Là chế phẩm chứa các chủng vi sinh vật hữu hiệu (Bacillus spp.), đã qua chọn lọc nên rất an toàn và làm tăng khả năng phân huỷ các chất hữu cơ mạnh nhất. Khi các vi sinh vật này phân huỷ các chất hữu cơ không tạo nên các chất trung gian như NH3 mà phân huỷ tận cùng khí Nitơ, H2S, NO2…nên không gây mùi hôi khi phân huỷ.

Các chế phẩm này còn chứa các enzyme có hoạt lực mạnh: Protease, Amylase, Cellulase, Lipase giúp phân huỷ triệt để các hợp chất hữu cơ thường có trong nước thải (protein, tinh bột, cellulose, lipit…).

Đặc điểm Chế phẩm sinh học xử lý nước thải

Mật độ vi sinh vật có lợi cao, thường lớn hơn 108 CFU/mg;

Dễ dàng nuôi cấy và tiết kiệm chi phí xử lý;

Hoàn toàn thay thế được các kiểu nuôi vi sinh truyền thống bằng bùn hoạt tính;

Dễ dàng vận chuyển, bảo quản, thời gian sử dụng thường là 02 năm;

Có nhiều sản phẩm ứng dựng cho các loại nước thải khác nhau;

Thân thiện môi trường và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và vật nuôi.

Công dụng của chế phẩm sinh học trong xử lý nước thải

Các vi sinh vật có lợi thuộc chủng Bacillus sản sinh Protease giúp phân huỷ protein-thành phần chính trong nước thải đặc biệt là nước thải từ các cơ sở chế biến thuỷ hải sản; Lipase phân huỷ các hợp chất béo khó phân giải trong nước, làm tăng lượng oxy hoà tan trong nước, giúp các vi sinh vật có lợi phát triển từ đó ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại, và tăng hiệu quả xử lý nước. Các enzyme có khả năng thủy phân mạnh (Amylase, Cellulase) giúp phân giải các chất hữu cơ tồn dư trong nước thải (tinh bột, cellulose…), làm giảm hiện tượng phú nhưỡng hóa do sự phát triển của các nhóm tảo; Giảm các độc tố trong môi trường nước (do các chất khí: NH3, H2S… phát sinh), do đó sẽ làm giảm mùi hôi trong trong quá trình xử lý nước thải.

Với các công dụng hữu hiệu mang lại, chế phẩm sinh học được sử dụng rộng rãi trong:

  • Xử lý nước thải theo hệ thống hiếu khí, kỵ khí hoặc hỗn hợp;
  • Xử lý nước thải trong các nhà máy công nghiệp hoặc nước thải sinh hoạt;
  • Xử lý mùi hôi của nước thải, nhà vệ sinh, nước cống, nước ao tù, nước bị ô nhiễm;
  • Làm sạch tảo trong hồ, ao, đầm, phá;
  • Có thể chuyển hoá các loại nước thải hữu cơ thành nước tưới hữu ích cho cây trồng với hàm lượng dinh dưỡng cao.

Công ty cổ phần sinh phẩm BioOne (BioOne) với sứ mệnh “Vì một nền nông nghiệp bền vững và môi trường sống tốt đẹp hơn cho người Việt Nam”, ra mắt 02 sản phẩm mới BioOne Superclear FocusBioOne Superclear IndustryChế phẩm sinh học phức hợp dùng cho xử lý môi trường, nước thải công nghiệp chính là sự thể hiện cho khát vọng tiên phong, luôn tìm kiếm những giải pháp khoa học công nghệ mang tính sáng tạo và thân thiện với môi trường, con người.

Bảng so sánh 02 sản phẩm mới của BioOne

Nội dung BioOne Superclear Focus BioOne Superclear Industry
Chỉ tiêu chất lượng Bacillus spp.(Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis): 108 CFU/g Protease: 160 U/g Amylase: 40 U/g Cellulase: 40 U/g Lipase: 8 U/g Bacillus spp.(Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis): 108 CFU/g Protease: 760 U/g Amylase: 76 U/g Cellulase: 180 U/g  
Công dụng Chế phẩm sinh học phức hợp vi khuẩn sống và enzyme có tác dụng mạnh trong việc giảm hàm lượng chất hữu cơ và chất thải rắn trong hệ thống xử lý nước thải Chế phẩm sinh học phức hợp vi khuẩn sống và enzyme có tác dụng mạnh trong việc giảm hàm lượng chất thải rắn trong nước thải công nghiệp và xử lý môi trường tại các khu vực khó xử lý như hố phân, đầm lầy; bùn đáy sông, hồ, ao và bể xử lý nước thải
Liều dùng Dùng 100 – 200 gam/1.000 m3Đối với nước thải lâu ngày, nước quá dơ: sử dụng liều gấp đôi, 3 – 5 ngày/lần

Chế phẩm sinh học BioOne cam kết mang đến sự hài lòng và an toàn sức khỏe cho vật nuôi.

Xử lý nước thải nhà máy chế biến thuỷ hải sản

Nhân viên nghiên cứu và phát triển của BioOne bảo vệ xuất sắc luận văn thạc sỹ Công nghệ sinh học

Ths Huỳnh Thị Bích Mai, nhân viên nghiên cứu và phát triển BioOne, đã bảo vệ xuất sắc luận văn thạc sỹ Công nghệ sinh học

Tân thạc sỹ Huỳnh Thị Bích Mai, nhân viên nghiên cứu và phát triển BioOne, đã bảo vệ xuất sắc luận văn thạc sỹ Công nghệ sinh học về lĩnh vực Công nghệ vi sinh, Công nghệ gen và Phát triển các hoạt chất có giá trị từ Hệ vi sinh vật đường ruột. Luận án được thực hiện trong hơn 2 năm dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Văn Duy và ThS Nguyễn Thị Kim Cúc tại Trường Đại học Nha Trang. Kết quả dự án là một minh chứng bổ sung thể hiện sự gắn bó và hợp tác hiệu quả giữa BioOne và Trường Đại học Nha Trang trong chuyển giao công nghệ và phát triển những sản phẩm mới trong lĩnh vực Công nghệ vi sinh

Ths Huỳnh Thị Bích Mai, nhân viên nghiên cứu và phát triển BioOne, chụp ảnh cùng tập thể hướng dẫn khoa học

Chế phẩm sinh học được khuyến nghị sử dụng trong chăn nuôi lợn để phòng và hạn chế lây lan dịch tả lợn châu Phi

Bệnh dịch tả lợn châu Phi là gì?

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra với nhiều biểu hiện: quá cấp, cấp tính, mãn tính và không điển hình. Đặc trưng chính của lợn khi nhiễm bệnh là thâm tím da phần lớn cơ thể, viêm xuất huyết tràn lan đường tiêu hóa, hạch lâm ba và thận. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn, mọi lứa tuổi, gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao đến 100%. Virus gây bệnh có sức đề kháng cao với môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang virus trong thời gian dài, có thể mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại bỏ nếu để xảy ra bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Virus dịch tả lợn Châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa

Con đường lây truyền bệnh

Virus dịch tả lợn Châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm virus như: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus và thức ăn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh. Hiện nay chưa có vắc xin phòng và thuốc điều trị được bệnh dịch tả châu Phi.

Thiệt hại do dịch tả lợn Châu phi gây ra và khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp và PTNT

            Theo thống kê, tính đến tháng 07/2019 dịch tả heo Châu phi đã xảy ra tại 62/63 tỉnh, thành với hơn 3,3 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng bao gồm chi phí hỗ trợ tiêu hủy, chi phí mua hóa chất sát trùng, chi phí hỗ trợ tiêu hủy và diễn biến của dịch bệnh chưa có dấu hiệu dừng lại.

            Đứng trước thực trạng đó, nhiều hội thảo, hội nghị được Bộ Nông nghiệp và PTNT được tổ chức trong thời gian qua để ứng phó với dịch tả lợn Châu Phi cũng như đưa ra các biện phát, mô hình chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học. Sau khi khảo sát và đánh giá hiệu quả tại một số mô hình, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: Thực tế cho thấy chăn nuôi lợn an toàn không phải cứ nhà kính hiện đại, cơ sở hạ tầng cầu kỳ mới tránh được dịch bệnh, mà chỉ cần có giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học như nhiều hộ gia đình đã và đang làm hiện nay là thành công. Theo ông Dương, kết quả thử nghiệm sử dụng các chế phẩm sinh học trộn vào thức ăn chăn nuôi cho thấy đàn lợn phát triển khoẻ mạnh và nếu kết hợp với biện pháp an toàn sinh học, người chăn nuôi có thể hạn chế được dịch tả lợn Châu Phi hiện nay. “Bản chất của các chế phẩm này là các vi sinh vật có lợi (probiotic), các enzyme tiêu hóa để cải thiện sức khỏe, tăng khả năng chuyển hóa thức ăn và sinh trưởng của vật nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi”, ông Dương khẳng định.

Các sản phẩm probiotic được bổ sung vào thức ăn giúp lợn có đường tiêu hóa khỏe mạnh

            Nói về vấn đề này, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho hay: Hiện nay, Bộ đã tổng kết và thấy rằng việc sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi lợn đạt kết quả tương đối tốt. Về chính sách hỗ trợ, ông Tiến cho biết, trước mắt về mặt sản xuất, Bộ Nông nghiệp và PNNT sẽ khuyến cáo cho các địa phương nhân rộng, tiếp đó Bộ sẽ có nghiên cứu, đánh giá tác động, hiệu quả của chế phẩm để tìm ra quy trình sử dụng chuẩn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn. “Sắp tới Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với hệ thống khuyến nông cả nước biên soạn giáo trình chăn nuôi, sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi lợn và tập huấn để giúp bà con sớm tiếp cận, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học hiệu quả hơn”, ông Tiến nhấn mạnh.

            Phát biểu tại hội nghị triển khai các giải pháp tổng hợp phòng chống dịch tả heo Châu Phi diễn ra ngày 11/7/2019, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học vẫn là giải pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả nhất, không chỉ ứng phó với dịch tả heo Châu Phi mà áp dụng cho tất cả các loại dịch bệnh. “Về lâu dài, chúng ta phải sống chung với dịch bệnh nên phải có kế hoạch phát triển chứ không vì dịch bệnh mà không phát triển. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu vắc xin, chế phẩm sinh học để trở thành một trong những nhân tố đảm bảo an toàn sinh học sau này” – Bộ trưởng Cường phát biểu.

Các sản phẩm probiotic còn được sử dụng làm đệm lót chuồng, trại heo giúp giảm thiểu mùi hôi, phân hủy chất thải và dư thừa

            Các sản phẩm probiotic không những được bổ sung vào thức ăn giúp lợn có đường tiêu hóa khỏe mạnh, tăng sức đề kháng mà còn được sử dụng làm đệm lót chuồng, trại giúp giảm thiểu mùi hôi, phân hủy chất thải và dư thừa, giữ môi trường thông thoáng không cho virus, vi khuẩn có hại gây bệnh.

            Công ty CP Sinh phẩm BioOne hiện có đầy đủ các sản phẩm probiotic đơn dòng và đa dòng đã được chứng minh rộng rãi có thể mang lại hiệu quả rõ rệt cho sức khỏe động vật nuôi.

  • Các sản phẩm probiotic đơn dòng như: BioOne Probi (mang các chùng Bacillus sinh bào tử), BioOne Lactic (mang các chủng vi khuẩn lactic). Đây là dòng nguyên liệu vi sinh cao cấp, dùng làm nguyên liệu điều chế các chế phẩm men vi sinh, men tiêu, Probiotic, chất bổ sung thức ăn chăn nuôi, chế phẩm xử lý môi trường dùng trong Thú y, Thủy sản và Môi trường;
  • Các sản phẩm probiotic đa dòng cho hệ tiêu hóa động vật như: BioOne StrongGut (được phát triển chuyên biệt dùng riêng cho từng nhóm động vật thủy sản, gia súc gia cầm, gia súc ăn cỏ). Công dụng chính bao gồm: (1) Bổ sung các vi sinh vật sống và enzyme có lợi cho hệ tiêu hóa của động vật thủy sản (tôm, cám ốc) và gia súc gia cầm (heo, bò, gà, vịt, dê…); giúp vật nuôi tăng cường tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng; phát triển tốt và khở mạnh. (2) Phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột như bệnh tiêu chảy, phân trắng ở vật nuôi; phòng ngừa hội chứng chết sớm;
  • Các sản phẩm probiotic đa dòng cho làm sạch chuồng trại vật nuôi như: BioOne SuperClear. Công dụng chính bao gồm: (1) Làm sạch chuồng trại vật nuôi. (2) Phân hủy các chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tảo, làm sạch nhầy nhớt trong tầng đáy ao. (3) Chuyên cắt tảo và làm sạch nhớt bạt trong ao nuôi, ổn định màu nước. (4) Làm sạch nước, giảm mùi hôi thối, giảm khí độc, làm đáy ao sạch, ít bùn đen. (5) Tăng lượng oxy hòa tan trong nước.

Men vi sinh BioOne cam kết mang đến sự hài lòng và an toàn sức khỏe cho vật nuôi.

Các chế phẩm sinh học giữ môi trường chuồng trại heo thông thoáng, ngăn ngừa virus, vi khuẩn có hại gây bệnh